Phòng và đặc trị bệnh đen thân, nấm nhớt trên cá rô đồng
Cá rô đồng có tên khoa học là (Anabas testudinus). Cá rô đồng có chất lượng thịt cá thơm, ngon, được nhiều người ưa chuộng và có thị trường rộng. Hiện nay ở nước ta nghề nuôi cá rô đồng được phổ biến rộng rãi tại các tỉnh Đông Nam Bộ và Bắc Bộ.
Với sự phát triển nhanh của các vùng nuôi cũng như mật độ nuôi cao như hiện nay, dịch bệnh thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi là điều khó tránh khỏi. Cá rô đồng nuôi thường bị các bệnh như "nấm nhớt, đen thân, mủ gan”. Tên của các bệnh này do người nuôi gọi theo biểu hiện của cá bệnh. Tỷ lệ cá chết sau các đợt dịch bệnh khá cao trong cả giai đoạn ương giống và nuôi thương phẩm, đặc biệt đối với bệnh đen thân. Cá trong ao có thể hao hụt lên đến 20-30% sau mỗi đợt cá bị bệnh.
Triệu chứng bệnh đen thân ở cá rô đồng:
+ Triệu chứng trên thân, bên ngoài cơ thể: màu sắc thân chuyển sang màu sậm hơn so với bình thường (hoặc màu đen), cá thường nổi đầu, bơi lờ đờ và tập trung gần bờ, cá bệnh thường bơi dạng xoắn lờ đờ mặt nước. Cá rô đồng bị bệnh do nhiễm khuẩn Streptococcus dẫn đến hiện tượng thiếu máu làm cho khả năng vận chuyển và tuần hoàn oxi bị giảm sút, cá bị thiếu oxi cho nên thường nổi đầu, tập trung trên mặt nước.
+ Triệu chứng bệnh tích bên trong cơ thể: Gan và lách sưng to và có màu sẫm hơn so với cá bình thường không nhiễm bệnh. Cá có dấu hiệu bỏ ăn hoặc giảm ăn.
Nguyên nhân gây bệnh đen thân ở cá rô đầu vuông: do ký sinh trùng Trypanosoma và hai loài vi khuẩn Streptococcus agalactiae, Streptococcus iniae.
Bệnh nấm nhớt trên cá rô đồng: thường xảy ra vào thời điểm cuối vụ nuôi, cá bị bệnh có một lớp nhớt màu trắng đục, nhầy bao phủ trên thân làm ảnh hưởng lớn đến giá trị thương phẩm và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá rô đồng.
Phòng trị bệnh đen thân, nấm nhớt trên cá rô đồng:
+ Chọn nguồn con giống tốt sạch bệnh.
+ Hút bùn đáy sau mỗi vụ nuôi, thay nước định kỳ, sử dụng các sản phẩm hấp thu khí độc.
+ Thời kỳ cá bị bệnh nên thay nước cho ao nuôi.
+ Giảm khẩu phần ăn trong thời kỳ cá bị nhiễm bệnh. Sử dụng chế phẩm thuốc SHELLAC SUGER trộn với thức ăn cho cá rô đồng ăn 3-5 ngày/lần (với mục đích phòng bệnh).
+ Định kỳ trộn thuốc sổ giun sán cho cá 1 tháng 1 lần (nên thay đổi gốc thuốc sổ)
+ Bổ sung Vitamin tổng hợp, men tiêu hóa, giải độc gan, Beta-Glucan nhằm tăng sức đề kháng và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn.
+ Phòng bệnh bằng chế phẩm nano bạc chuyên dùng cho thủy sản: Dùng 500ml chế phẩm nano bạc chuyên dùng cho thủy sản pha với 100-150 lít nước té đều cho 1000-1500m3 nước, định kỳ 15-20 ngày xử lý một lần.
Thời kỳ cá rô đồng bị nhiễm khuẩn gây bệnh đen thân, nấm nhớt:
+ Khử trùng nguồn nước bằng chế phẩm nano bạc chuyên dùng cho thủy sản: Dùng 500ml chế phẩm nano bạc pha với 100 lít nước té đều cho 500-1000m3. Định kỳ 3-5 ngày xử lý một lần cho đến khi hết triệu chứng bệnh trên cá rô đồng.
+ Kết hợp sử dụng chế phẩm thuốc đặc trị bệnh đen thân (do vi khuẩn) với mục đích trị bệnh và phục hồi sức cho cá rô đồng nhanh nhất, hạn chế lây lan bệnh thành dịch: Dùng 100ml chế phẩm thuốc SHELLAC SUGER đặc trị bệnh đen thân pha loãng với nước trộn đều cho 10-15kg thức ăn, cho cá rô đồng ăn 1 ngày 1 lần, điều trị bệnh từ 3-5 ngày liên tiếp.
Lưu ý: trong quá trình cho cá rô đồng sử dụng thuốc cần kết hợp với nano bạc đồng chuyên dùng cho thủy sản để xử lý nước.
Công dụng của chế phẩm nano bạc chuyên dùng cho thủy sản:
Nano bạc có khả năng tiêu diệt nhanh và mạnh các nhóm vi khuẩn, nấm gây bệnh trên thủy sản có trong môi trường nước mà không gây độc hại đến thủy sản, không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm, cá. Sử dụng nano bạc khử khuẩn, nấm trong môi trường ao nuôi cá, tôm không cần phải cách ly do Nano Bạc là một sản phẩm sạch, không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn khi sử dụng, hiệu quả kinh tế cao. Khi sử dụng có thể trực tiếp dùng tay pha sản phẩm mà không cần đồ bảo hộ. Ở nồng độ 500ppm(500mg/lít), cứ 1ml có chứa tới 70x1012 hạt Nano Bạc (bảy mươi nghìn tỷ hạt nano bạc) với kích thước 6-12nm. Do Nano bạc nằm trong môi trường phân tán (môi trường khử mạnh, có chất hoạt động bề mặt) nên các hạt Nano Bạc mặc dù rất nhỏ nhưng hầu như không bị “keo tụ” do đó thời hạn sử dụng của Nano Bạc 500-1000ppm nên tới 3 năm.
Kích thước hạt vô cùng nhỏ, có bề mặt riêng rất lớn cho nên khả năng diệt khuẩn của Nano Bạc rất cao, hiệu quả nhanh. Đặc biệt trong môi trường nước khi sử dụng Nano Bạc té xuống ao đầm nuôi thủy sản, trong quá trình di chuyển và phân tán của các hạt Nano Bạc ở môi trường nước các hạt Nano bạc có khả năng bám lên bề mặt tế bào vi khuẩn và diệt chúng chỉ trong khoảng 10-15 phút. Nano bạc sinh ra các ion mang điện dương, chính các ion bạc mang điện dương này tạo ra một lực hút tĩnh điện lên các tế bào vi sinh vật gây bệnh mang điện âm nếu chúng cách nhau một khoảng vừa đủ. Thông thường 1ml nano bạc ở nồng độ gốc 500ppm (500mg/lít) có chứa tới 70x1012 hạt nano bạc (bảy mươi nghìn tỷ hạt nano bạc). Để diệt 1 vi khuẩn trong môi trường nước, trung bình cần 3-4 hạt Nano Bạc bám trên một vi khuẩn với hiệu suất bám của các hạt là 70-80% do đó chỉ sau một thời gian ngắn các vi sinh vật đơn bào gây bệnh có trong môi trường nước bị tiêu diệt hoàn toàn. Sau khi diệt khuẩn các hạt Nano Bạc cùng với "xác" vi khuẩn chìm xuống đáy ao hồ mà không gây ảnh hưởng đến thủy sản.
Như vậy có thể nói ở nồng độ 500ppm, chỉ tính trong 1ml dung dịch gốc nano bạc thì số lượng hạt nano bạc là rất lớn. Một chai 500ml nano bạc nồng độ 500ppm có thể pha loãng với 50-100 lít nước té đều cho 1000-2000m3 ao, đầm nuôi thủy sản.
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99
Email: chuyengianongnghiep24h@gmail.com
Viết bình luận: