Quy trình chăm sóc mắc ca kinh doanh theo tiêu chuẩn VietGAP(Phần 2)
Phần 2: Quy trình chăm sóc mắc ca kinh doanh theo tiêu chuẩn VietGAP
2.1 Chăm sóc mắc ca giai đoạn sau thu hoạch
+ Cắt tỉa tạo tán thông thoáng, loại bỏ cành vô hiệu, cành không có khả năng mang hoa quả, khống chế chiều cao cây, nâng cao chỉ số diện tích lá tối ưu (chỉ số LAI).
+ Kiểm tra sâu bệnh hại, sâu đục thân, mối gốc, bệnh xì mủ thân gốc (qua đó có giải pháp xử lý kịp thời).
+ Làm cỏ, tạo rãnh trước khi bón phân phục hồi cây: Làm sạch cỏ xung quanh gốc, kết hợp phá váng bề mặt đồng thời tạo rãnh sâu 15-20cm, rộng 30-40cm trước khi bón phân. Phân bón cho mắc ca sau thu hoạch như sau (cây 4-10 năm): 20-50kg phân hữu cơ ủ hoai mục (hoặc 5-16kg phân gà nhật với hàm lượng OM 60-70%) kết hợp 0,4-1kg phân NPK 16-16-16 TE (lượng phân tăng dần theo tuổi cây và sản lượng quả).
Bón vôi: dùng máy đo để xác định pH đất, nếu pH < 5,5, nên bón mỗi cây 1-1,5kg vôi bột CaO, bón trộn đều với đất tầng mặt 20cm.
Lưu ý khi bón phân: Hỗn hợp phân hữu cơ, vô cơ, vôi bột cần được trộn đều với đất trước khi bón, đảm bảo phân bón được trộn và rải đều trên vùng rễ hữu hiệu của cây (tăng hiệu quả phân bón).
Chi chú: Bón đợt 1 vào thời điểm ngay sau khi thu hoạch (tháng 9)
Bón phân cho mắc ca đợt 2: Vào tháng 12, tiếp tục triển khai bón phân đợt 2. Mỗi cây bón 200-500g phân NPK 16-16-16 + TE (tùy tuổi cây), kết hợp bón thêm 0,5-1,5kg phân lân (tùy tuổi cây và thực trạng sinh trưởng cành lộc tại thời điểm bón). Sau khi bón cần áp dụng các biện pháp siết nước, không tưới nước ngay. Vào những năm mưa kéo dài, mưa kết thúc muộn, độ ẩm đất cao, bón phân không cân đối tỷ lệ NPK và trung vi lượng có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng cành lộc. Các cành mẹ mang quả thường già hóa muộn, tơ cành do đó cần thực hiện thêm các biện pháp xử lý giúp cho cành sinh dưỡng chuyển sang sinh trưởng sinh thực. Để hoa phân hóa đều, hoa to khỏe, ngoài chế độ dinh dưỡng thì cành mẹ cần phải được ngủ nghỉ, tích lũy dinh dưỡng trong khoảng thời gian 30-40 ngày (trước thời kỳ phân hóa mầm hoa).
Giải pháp thúc mắc ca phân hóa mầm hoa đồng đều: Dùng 500ml chế phẩm Shellac Suger pha 200-300 lít phun đều tán lá, 2 mặt lá, phun 1-2 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần.
2.2 Chăm sóc mắc ca giai đoạn phân hóa mầm hoa
Duy trì tưới nước cho cây, độ ẩm đất thích hợp thời kỳ phân hóa mầm hoa phát triển mầm hoa 70-80%, không để cây thiếu nước, khô hạn. Thiếu nước thời kỳ này sẽ làm cho chùm hoa nhỏ ngắn, uốn cong, dị dạng, tỷ lệ thụ phấn và tỷ lệ đậu quả giảm rõ rệt. Ngoài ra lưu ý thời kỳ phân hóa mầm hoa, phát triển mầm hoa cần kiểm soát sâu bệnh hại, côn trùng chích hút. Đảm bảo cây không bị sâu bệnh trước khi bước vào thời kỳ hoa nở rộ, đậu quả non. Khi vào quả non, mắc ca rất mẫn cảm với các nhóm thuốc BVTV hóa học trừ sâu bệnh (nên hạn chế sử dụng thời kỳ này, có thể gây ngộ độc cây, teo cuống, rụng quả non).
Phòng trừ sâu hại và côn trùng chích hút: Phòng trị kiến, sâu đục cuống, sâu đục quả, côn trùng chích hút (nhện, rệp sáp, rệp muội, rầy, bọ trĩ, bọ xít muỗi...).
Phòng trị bệnh hại: Nấm thán thư, nấm mốc, nấm cuống, bệnh đốm đen quả, bệnh nấm gây teo cuống,...
2.3 Chăm sóc mắc ca thời kỳ hoa rộ đậu quả non
Tùy điều kiện khí hậu, điều kiện sinh thái từng vùng để lựa chọn phương án chăm sóc hợp lý với mục tiêu chống rụng quả non, đạt tỷ lệ đậu quả tối ưu, phù hợp với sức sinh trưởng của từng dòng, từng cây. Thời kỳ này chúng ta chia làm 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Thời kỳ tắt hoa, đậu quả non gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, không có mưa và sương muối
Dùng 500-600ml nano Bạc Đồng Super kết hợp 500-600ml nano Canxi Super pha 300-350 lít nước phun đều tán lá, định kỳ 7-10 ngày/lần, phun 2-3 lần cho đến khi quả phát triển ổn định.
Trường hợp 2: Thời kỳ tắt hoa, đậu quả non gặp điều kiện thời tiết bất lợi (mưa ẩm, mưa acid, tỷ lệ nhiễm nấm thán thư, nấm cuống cao)
Dùng 500-800ml nano Bạc Đồng Super kết hợp 500-600ml nano canxi cacbonate cộng thêm 200-300ml Shellac Suger pha với 300-350 lít nước phun đều tán lá, phun kỹ 2 mặt lá, phun 1-2 lần, cách nhau 7 ngày/lần.
Chế phẩm nano canxi cacbonate vừa có tác dụng chống mưa acid, vừa bổ sung canxi-bo dễ hấp thu qua lá, giúp chống teo cuống, chống rụng quả non.
2.4 Chăm sóc mắc ca thời kỳ nuôi dưỡng quả, phát triển quả
Cần chú ý kiểm soát sâu bệnh hại theo tiêu chuẩn VietGAP thời kỳ nuôi quả, phát triển quả, giúp quả phát triển đồng đều qua đó thuận lợi cho thu hoạch sau này. Giai đoạn quả non phát triển đặc biệt chú ý bọt xít muỗi gây hại (ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nhân).
Trong quá trình chăm sóc chế độ phân bón mất cân đối, thiếu dinh dưỡng trung vi lượng(Bo, Ca, Mg, Zn), thừa đạm có thể xảy ra tình trạng xốp nhân, làm giảm chất lượng nhân (không có ý nghĩa thương phẩm).
Phần 3: Tiêu chuẩn về quy trình thu hoạch, bảo quản, sơ chế biến
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân, tỷ lệ thu hồi nhân
+ Điều kiện thu hoạch: thu hoạch ngày nắng ráo, ngày có mưa ẩm tuyệt đối không thu hoạch.
+ Độ già chín sinh lý của quả: Khi quả mắc cả đạt độ chín già sinh lý triển khai thu hoạch đồng loạt, thu hoạch tập trung, không để quả mắc ca đeo quá lâu trên cây. Tuy nhiên cũng không nên thu quá sớm, nếu quả còn non, nhân chưa tích lũy đủ dầu khi sấy lượng đường cao trong nhân có thể bị caramen hóa làm cho nhân bị chuyển màu cánh gián.
3.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo quản, sơ chế biến mắc ca sau thu hoạch
Thứ nhất: Không để quả mắc ca vừa thu hoạch trong bao kín, để nơi thoáng khí, thoáng gió. Nên rải đều quả mắc ca trên mặt thoáng, mặt dưới là sàn thoáng khí có lỗ nhỏ (tránh gia tăng nhiệt và độ ẩm).
Thứ hai: Quả mắc ca sau thu hoạch(còn vỏ xanh), độ ẩm khá cao (65-70%). Khi tách vỏ xanh (còn vỏ gỗ) thì trọng lượng hạt còn 35-40% so với thời điểm quả mới thu hoạch (còn vỏ xanh). Tỷ lệ vào khoảng 1:2,2-2,4 tùy giống (tức cứ 2,2 – 2,4kg quả tươi vừa thu hoạch còn vỏ xanh, sau khi tách vỏ còn khoảng 1kg hạt). Sau thu hoạch nên tách vỏ xanh càng sớm càng tốt (tốt nhất trong 20-24h). Bởi trong nhân mắc ca giàu chất béo không bão hòa đơn. Sau thu hoạch hạt mắc ca hô hấp yếm khí, sinh ẩm và sinh nhiệt dẫn đến các chất béo trong nhân mắc ca có thể bị thủy phân biến tính tạo thành Glyxerol_C3H5(OH)3. (Glyxerol là một ancol đa chức có vị ngọt) làm mềm nhân mắc ca. Ngoài ra trong quá trình sấy, Glyxerol rất dễ bắt nhiệt nên sau khi sấy nhân mắc ca thường chuyển màu vàng nhạt (nhân bị vàng đục). Việc bảo quản quả mắc ca không đúng cách, gia tăng nhiệt và ẩm làm cho quá trình thủy phân chất béo xảy ra mạnh mẽ hơn (nhân biến tính mạnh, giảm chất lượng nhân, dẫn đến hiện tượng hạt úng thủy).
Thứ ba: Không nên phơi trực tiếp hạt mắc ca dưới ánh nắng trực xạ. Do ánh nắng mặt trời có tia tử ngoại/tia cực tím (tia UV). Khi phơi trực tiếp mắc ca dưới ánh nắng (nhiệt độ có thể lên tới 65-70oC), dưới xúc tác của tia UV các chất béo không no trong nhân mắc ca có thể bị oxy hóa tạo thành Aldehyde gây nên hiện tượng ôi dầu, làm giảm chất lượng nhân mắc ca.
Thứ tư: Không để hạt mắc ca nảy mầm trong quá trình thu hoạch, sơ chế biến.
Một số dòng mắc ca khi già chín sinh lý không tự dụng, sau thu hoạch chế độ bảo quản không phù hợp sẽ sinh ẩm và nhiệt làm cho hạt mắc ca nảy mầm, tạo ra vị đắng cho nhân mắc ca sau khi sấy (nhân thường bị đổi màu tại vị trí đường nối).
2.3 Đóng gói, đăng ký lưu hành, công bố chất lượng các sản phẩm lưu hành trên thị trường
Xây dựng tiêu chuẩn, quy cách đóng gói, bảo quản, và kiểm soát chất lượng mắc ca thành phẩm trước khi lưu thông, thương mại trên thị trường. Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến mắc ca thương phẩm. Cần kiểm tra các chỉ tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm: dư lượng thuốc BVTV, phân bón, vi sinh, hàm lượng kim loại nặng...
Quá trình trồng, chăm sóc cần có hồ sơ ghi chép lưu chữ các thông tin qua đó dễ dàng truy nguyên nguồn gốc, đảm bảo an toàn sản phẩm. Trên mỗi sản phẩm có tem, mã QR code qua đó người tiêu dùng có thể xác minh nguồn gốc.
Tư vấn kỹ thuật, giải pháp ứng dụng công nghệ nano sinh học trên cây mắc ca
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99
Email: chuyengianongnghiep24h@gmail.com
Viết bình luận: