Nguyên nhân gây nên hiện tượng xơ đen mít(mít siêu sớm): Mít bị xơ đen gây thiệt hại kinh tế cho người trồng. Hiện tượng xơ đen làm cho trái méo mó, dị dạng, quả không đều, làm giảm chất lượng và độ ngọt trái. Có khá nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng xơ đen trên mít, sau đây chúng tôi xin thống kê một vài nguyên nhân cơ bản:

Thứ nhất: Do điều kiện bất lợi của thời tiết

Điều kiện mưa ẩm liên tục (mùa mưa) làm cho bộ rễ phát triển không thuận lợi(lượng oxy trong đất giảm), hệ thống rễ hoạt động kém hiệu quả (đặc biệt là rễ hút). Điều này làm cho dinh dưỡng khoáng vận chuyển từ dưới đất lên các bộ phận trên mặt đất bị hạn chế (đặc biệt vào thời kỳ ra hoa, đậu quả non, giai đoạn đầu dưỡng quả). Giai đoạn ra hoa, đậu quả khi gặp các điều kiện bất lợi thời tiết cây có thể bị tress gây nên tình trạng xơ đen, quả méo, phát triển không cân đối (thừa ẩm, thiếu ẩm, nhiệt độ cao, chênh lệch nhiệt độ ngày-đêm lớn, pH đất không ổn định..).

Thứ hai: Do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, tình trạng thiếu/thừa mất cân bằng dinh dưỡng đặc biệt là nhóm dinh dưỡng trung vi lượng (S, Ca, Mg, Si, Bo, Fe, Zn, Mo, Mn). Giai đoạn thụ phấn-  thụ tinh hình thành quả non, tuyển quả nếu thiếu dinh dưỡng trung vi lượng (đặc biệt S-Ca-Mg-Si-Bo) ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ đậu quả, quả có thể bị dị dạng, tỷ lệ xơ cao, gia tăng tỷ lệ quả bị xơ đen. Thiếu và mất cân đối dinh dưỡng trung vi lượng còn làm suy giảm chức năng hạt phấn và nhuỵ cái, giảm tỷ lệ thụ phấn thụ tinh làm cho quả méo mó, dị dạng, tỷ lệ xơ cao. Ngoài ra dinh dưỡng không cân đối, đầy đủ làm quá trình quang hợp bị ảnh hưởng qua đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả.

Thứ ba: Do nấm khuẩn gây bệnh gây hại giai đoạn thụ phấn, hình thành quả non

Các nhà khoa học đã tiến hành lấy mẫu bệnh trên những quả mít bị xơ đen, kết quả cho thấy có vi khuẩn Pantoea Stewartii. Vì vậy hiện tượng xơ đen có liên quan đến loài vi khuẩn này. Chúng có thể xâm nhập ngay từ giai đoạn thụ phấn (xâm nhiễm qua hoa cái) hoặc xâm nhiễm ở ngay giai đoạn quả non non qua các vết thương hở hoặc kẽ hở trên bề mặt. Vì vây trước khi vào giai đoạn thụ phấn, thụ tinh hình thành quả non nhà vườn cân phun phòng trừ sâu hại, côn trùng chích hút và nấm khuẩn gây bệnh (bệnh thối nhũn quả, bệnh xì mủ).

Những cây mít tơ, mít bói quả năm đầu nếu không được chăm sóc tốt, dinh dưỡng thiếu cân đối thường tỷ lệ xơ đen, quả dị dạng, nứt quả cao hơn so với cây mít đã cho thu quả một vài năm. Điều này có thể do độ thành thục, tuổi sinh lý của các nhóm cành cấp 1-2 chưa ổn định, thêm nữa là hệ thống rễ phát triển chưa đủ khoẻ và mạnh cho nên giai đoạn ra hoa, đậu quả cây chịu áp lực dinh dưỡng lớn (vừa phải nuôi cành, nuôi hoa, quả) dẫn đến thiếu hụt và mất cân bằng dinh dưỡng ở những giai đoạn quan trọng (thụ phấn, quả non, dưỡng quả). Chính vì vậy nhà vườn thường xuyên định kỳ cắt tỉa tạo tán thông thoáng, giữ lại các cành lợi tán, có khả năng quang hợp tốt, loại bỏ cành tăm, cành sâu bệnh, cành bị khuất ánh sáng, tập trung dinh dưỡng nuôi cây.

Ngoài hiện tượng xơ đen, vấn đề nứt quả cũng thường xảy ra, nhất là đối với mít năm 2-3. Sự phát triển thiếu cân đối, dinh dưỡng không đầy đủ, kết hợp điều kiện thời tiết mưa ẩm kéo dài làm cho quả bị nứt tỷ lệ khá cao.

Giải pháp chống xơ đen, hạn chế nứt quả trên cây mít siêu sớm:

+ Chế độ nước tưới đầy đủ, độ ẩm đất phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng phát triển cây (giai đoạn phát triển mầm hoa, thụ phấn, quả non không để cây thiếu hoặc thừa ẩm, vào mùa mưa phải thoát nước tốt).

+ Phân bón và dinh dưỡng cân đối hợp lý, đặc biệt chú ý dinh dưỡng trung vi lượng (S, Si, Ca, B, Mg, Fe,..) ở giai đoạn phân hoá mầm hoa, nuôi dưỡng hoa, thụ phấn, hình thành quả non, dưỡng quả.

+ Chủ động các phương án phòng trừ, quản lý sâu bệnh hại tổng hợp cho cây mít ở giai đoạn trước ra hoa, phân hoá mầm hoa, quả non, dưỡng quả (bao quả).

Nhu cầu dinh dưỡng của cây mít giai đoạn phân hoá mầm hoa, phát triển hoa:

Quy trình sử dụng chế phẩm nano chuyên dùng cho cây mít:

1.Giai đoạn phân hoá mầm hoa, phát triển chùm hoa, đậu trái non

Phun chế phẩm Shellac Suger và nano Canxi Super xen kẽ luân phiên nhau, cách nhau 7-10 ngày. Liều lượng như sau:

+ Nano Canxi Super: Dùng 500ml chế phẩm nano Canxi Super pha 250 lít nước phun đều thân lá, phun kỹ 2 mặt lá.

+ Shellac Suger: Dùng 500ml chế phẩm nano Shellac Suger pha 250 lít nước phun thân lá, phun kỹ 2 mặt lá.

Giai đoạn này nhà vườn chú ý phun phòng sâu bệnh hại tổng hợp, đảm bảo khi cây mít bước vào thời kỳ thụ phấn, thụ tinh hình thành quả non không bị sâu bệnh hại (kiểm soát tỷ lệ sâu bệnh hại ở ngưỡng an toàn, không cho bùng phát thành dịch).

Phòng trị bệnh ứng dụng công nghệ nano:

+ Phun công thức 1: Dùng 500ml chế phẩm nano Bạc Đồng Super kết hợp 500ml nano Đồng Oxyclorua pha 200-250 lít nước phun đều tán lá, thân, hoa quả non. Phun định kỳ 7-10 ngày/lần (đặc biệt giai đoạn đầu mùa mưa, thời kỳ cây mẫn cảm bệnh, chống nấm hại hoa, quả non).

+ Phun công thức 2: Dùng 500ml chế phẩm nano Bạc Đồng hợp kim (SiO2 15000ppm) pha 150 lít nước phun kỹ thân lá, quả non.

Lưu ý: Có thể dùng công thức trên phun luân phiên, khi có dấu hiệu bệnh nên tăng liều lượng phun kiểm soát và dập bệnh triệt để. 

Ngoài ra, giai đoạn này cây rất cần dinh dưỡng trung vi lượng nên nhà vườn có thể phun/tưới gốc bổ sung nhóm dinh dưỡng này. Phun tưới chế phẩm nano vi lượng trung lượng giúp cây dễ hấp thu, hiệu quả cao, toàn diện, kịp thời (nano Ca, Mg, Si, Fe, Cu, B, Mo, Mn, chú ý hàm lượng lưu huỳnh như công thức khuyến cáo trên).

2.Giai đoạn phát triển quả non cho đến tuyển quả (tỉa quả)

+ Phun tưới nano AKH Super Plus: 500ml nano AKH Super Plus pha 300 lít nước phun thân lá, kết hợp tưới gốc 2 lần, cách nhau 7 ngày/lần.

+ Phun nano Canxi Super: Dùng 500ml chế phẩm nano Canxi Super pha 250 lít nước phun đều thân lá, phun kỹ 2 mặt lá.

Chú ý bón đầy đủ cân đối các yếu tố đa lượng NPK-S. Kết hợp phòng trị sâu bệnh tổng hợp (dùng nano Bạc Đồng và nano Đồng Oxyclorua).

3. Giai đoạn dưỡng quả, phát triển quả

Bón bổ sung, định kỳ phân bón đa lượng NPK-S theo tiêu chuẩn kỹ thuật trên (xem bảng hướng dẫn tỷ lệ các chất dinh dưỡng NPK-S).

Kết hợp duy trì tưới gốc nano Canxi – Silic và nano AKH Super plus giúp quả tăng sinh khối, phát triển đồng đều, tăng năng suất chất lượng quả.

Sử dụng định kỳ nano Canxi - Silic SiO2 giúp cây phát triển khoẻ mạnh, chống nứt quả.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com