Phần 1: Nguyên nhân và giải pháp phòng trị bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây khoai lang ứng dụng công nghệ nano

1.1 Nguyên nhân gây bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây khoai lang

Bệnh héo xanh trên cây khoai lang do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây nên. Ngoài gây bệnh héo xanh trên cây khoai lang, vi khuẩn Ralstonia solanacearum  có thể gây bệnh héo xanh trên cây khoai tây, cà chua, lạc,…

1.2 Triệu chứng bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây khoai lang

Xét hình thái bên ngoài, triệu chứng điển hình của bệnh héo xanh vi khuẩn đó là thân lá có dấu hiệu bị héo. Cây khoai lang khi bị nhiễm vi khuẩn héo xanh, trên vỏ thân có thể vẫn giữ nguyên màu sắc ban đầu, nhiều trường hợp thấy xuất hiện các vết sọc nâu nằm dọc thân, phần vỏ phía gốc có hiện tượng xù xì, nổi những u/gờ nhỏ li ti nhưng gốc thân vẫn rắn chắc không có dấu hiệu bị thối nhũn.

Khi chẻ dọc các đoạn thân bị nhiễm vi khuẩn héo xanh hầu hết chúng bị hoá nâu hoàn toàn, điều này cho thấy các bó mạch dẫn đã bị phá huỷ, ở mức độ nặng cây héo và chết hoàn toàn không có khả năng phục hồi. Đây chính là đặc điểm căn bản để phân biệt với bệnh héo rũ khoai lang do nấm Fusarium oxysporium gây ra (gây bệnh héo rũ dây khoai lang). Việc phân biệt nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bà con định hướng kỹ thuật phòng trị bệnh hợp lý, sử dụng đúng thuốc.

Một diều dễ nhận thấy đó là ở giai đoạn đầu, khi vi khuẩn Ralstonia solanacearum mới xâm nhiễm và tấn công qua cổ rễ (thể nhẹ) thì vào ban ngày (nhất là thời điểm buổi trưa có nắng mạnh, nhiệt độ cao) cây có hiện tượng bị héo, trong khi lá vẫn có màu xanh. Đến chiều tối/đêm cây lại trở lại bình thường. Đây chính là dấu hiệu ban đầu cho thấy vi khuẩn héo xanh đã tấn công vào hệ thống mạch dẫn, phá huỷ mạch dẫn gây cản trở quá trình hấp thu nước và dinh dưỡng khoáng nuôi cây làm cho thân lá bị mất nước đột ngột dẫn đến hiện tượng héo xanh. Ngoài ra vi khuẩn héo xanh còn có thể lây nhiễm sang củ. Trên củ nhiễm bệnh xuất hiện những vết sọc nâu hoại tử dọc theo chiều dài của củ, gây thối củ từ bên trong ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng củ.

1.3 Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh héo xanh vi khuẩn cây khoai lang

Bệnh héo xanh vi khuẩn trên khoai lang thường khởi phát tại một vài điểm trên đồng ruộng sau đó có xu hương lây lan trên diện rộng. Nếu không có các biện pháp phòng trị kịp thời có thể phát triển thành dịch bệnh khó kiểm soát.

Vi khuẩn gây bệnh héo xanh thường tồn tại trong đất (phần lớn bệnh có nguồn gốc từ đất trồng chiếm tỷ lệ 80-85%), ngoài ra vi khuẩn gây bệnh héo xanh có thể tồn tại trong hom giống (lây nhiễm và phát triển từ hom giống). Bệnh héo xanh vi khuẩn trên khoai lang phát sinh, phát triển mạnh vào mùa mưa kết hợp với việc bón phân không cân đối. Vi khuẩn gây bệnh héo xanh có thể sống dạng tiềm sinh trong đất, chờ cơ hội thuận lợi để chúng phát sinh phát triển mạnh. Các biện pháp phòng bệnh héo xanh chủ yếu tác động vào cơ chế kiểm soát chủ động nguồn lây, không cho chúng có cơ hội phát sinh phát triển mạnh, hạn chế các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan, xâm nhiễm vào cây (bao gồm các biện pháp nâng cao hàm lượng hữu cơ trong đất, bón phân cân đối, hạn chế tuyến trùng,…).

Như vậy khác với bệnh do nấm gây ra. Vi khuẩn héo xanh chúng xâm nhiễm và tấn công vào hệ thống mạch dẫn, phá huỷ mạch dẫn làm cho cây không hấp thu được nước và dinh dưỡng nuôi cây, dần dần cây chết hoàn toàn, không phục hồi được. Chính vì đặc điểm này cho nên các chế phẩm thuốc diệt vi khuẩn tỏ ra kém hiệu quả khi bệnh đã qua giai đoạn khởi phát và vào giai đoạn phát triển mạnh (đã biểu hiện triệu chứng, vi khuẩn đã xâm nhiễm và nhân lên trong mạch dẫn). Do đó các cần chủ động các biện pháp phòng bệnh, tiêu diệt vi khuẩn từ khi chúng chưa xâm nhiễm vào cây ký chủ (hiệu quả cao, bền vững). Hầu hết các thuốc hoá học trị vi khuẩn héo xanh tỏ ra kém hiệu quả nếu sử dụng không đúng cách, dễ gây kháng thuốc khiến cho việc kiểm soát chúng trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng đến năng suất chất lượng củ (có thể gây thất thu).

1.4 Giải pháp phòng trị bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây khoai lang

Như trên đã phân tích, với tác hại nhãn tiền mà bệnh héo xanh gây ra, chúng ta cần chủ động các biện pháp phòng bệnh là chính, hạn chế phát sinh phát triển mạnh thành dịch, khó kiểm soát.

Các biện pháp cơ bản:

+ Chọn giống sạch bệnh, giống có nguồn gốc rõ ràng, từ các cơ sở uy tín.

+ Chọn đất thoát nước tốt, giàu hữu cơ.

+ Bón phân cân đối, tránh lạm dụng phân bón hoá học.

Hầu hết các nhóm thuốc hoá học trị vi khuẩn kém hiệu quả đối với vi khuẩn héo xanh. Ngoài ra chúng dễ bị kháng thuốc nên việc sử dụng biện pháp hoá học phòng trị bệnh héo xanh vi khuẩn cho khoai lang đạt kết quả thấp, không triệt để, tỷ lệ tái nhiễm bệnh cao. Ngoài ra việc sử dụng thuốc hoá học còn gây ra các tác dụng phụ như ngộ độc cây, đứng cây, giảm năng suất chất lượng củ, gây ô nhiễm môi trường và dư lượng trên nông sản sau thu hoạch, ảnh hưởng tiêu cực đến tính chất lý hoá sinh của đất.

+ Sử dụng bộ chế phẩm nano bạc đồng super, nano đồng oxyclorua, nano bạc đồng plus phun tưới cho cây khoai lang theo quy trình hướng dẫn.

Ứng dụng công nghệ nano trong phòng trị bệnh héo xanh vi khuẩn khoai lang:

Quá trình trồng và chăm sóc khoai lang nên sử dụng bộ chế phẩm nano bạc đồng super, nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua (phun kết hợp tưới gốc định kỳ). Các chế phẩm trên đều được sản xuất theo công nghệ nano tiên tiến, khắc phục được các nhược điểm cố hữu của thuốc hoá học.

Ưu điểm vượt trội của chế phẩm nano Bạc đồng plus, nano Bạc đồng super, nano Đồng oxyclorua so với thuốc BVTV hoá học truyền thống:

Thứ nhất: Các hạt nano trong chế phẩm có tác dụng diệt nấm, vi khuẩn và virus phổ rộng, triệt để, diệt nhanh-mạnh và linh động. Trong môi trường dung dịch đất (khi tưới gốc), các hạt nano bạc đồng hợp kim sẽ bám hút lên vi khuẩn gây bệnh bằng một lực hút tĩnh điện. Điều này có nghĩa là khi pha ở nồng độ thích hợp, các hạt nano sẽ sinh ra ion Ag+/Cu+/Cu2+ mang điện tích dương, khi ở khoảng cách đủ gần chúng sẽ bám hút lên tế bào vi khuẩn gây bệnh bằng lực hút tĩnh điện và tiêu diệt chúng bằng các cơ chế đặc thù khác nhau (phá vỡ cấu trúc màng tế bào, ức chế quá trình nhân lên của vi khuẩn qua đó giảm lây nhiễm, giảm triệu chứng bệnh). Trung bình 3-4 hạt nano sẽ diệt 1 tế bào vi khuẩn. Trong mỗi 1 lít dung dịch nano bạc đồng hợp kim, ở kích thước hạt 4-6nm (dung dịch gốc) chứa tới 9 nghìn tỷ hạt nano với hiệu suất diệt lên tới 80-90%.

Thứ hai: Chế phẩm nano bạc đồng super/plus, nano đồng oxyclorua không kháng thuốc nên có thể sử dụng định kỳ thường xuyên mà không phải thay thuốc (sử dụng nhiều vụ liên tiếp).

Thứ ba: Nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua không độc hại, an toàn khi sử dụng, không dư lượng, không ảnh hưởng đến cấu trúc keo đất, không làm thoái hoá đất.

Thứ tư: Nano bạc đồng super/plus và nano đồng oxyclorua không gây tác dụng phụ với cây trồng, không nóng cây, không làm “đứng/ngưng” sinh trưởng phát triển của cây. Đặc biệt với kích thước hạt nano siêu nhỏ chúng có thể bám trên kẽ lá, ít bị rửa trôi và có thể lưu dẫn đến mô bệnh cây. Với vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh, các hạt nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua tạo nên tính cộng hưởng siêu mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn triệt để trong thời gian ngắn khi chúng tồn tại tự do trong đất. Khi tưới gốc định kỳ, các hạt nano sẽ bảo vệ bộ rễ, cổ rễ ngăn không cho vi khuẩn xâm nhiễm vào cây khoai lang, qua đó phòng trị chủ động bệnh héo xanh vi khuẩn. So với các dạng thuốc hoá học thì nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua có hiệu quả Phòng và Trị bệnh mạnh hơn gấp 3-5 lần (sử dụng đúng liều lượng, đúng quy trình). Có được điều này là do các hạt nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua rất linh động (không thụ động như thuốc hoá học). Các hạt nano có thể bám hút vào tế bào vi khuẩn bằng lực hút tĩnh điện đồng thời tiêu diệt nhanh tế bào vi khuẩn trong thời gian ngắn (hạt nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua tạo ra nhiều cơ chế tấn công vi khuẩn, trong khi thuốc hoá học chỉ có 1 cơ chế).

Hình ảnh các hạt nano bạc đồng, đồng oxyclorua bám hút lên tế bào vi khuẩn bằng lực hút tĩnh điện

Ngoài ra quá trình sử dụng bộ chế phẩm nano, có thể kết hợp thêm nano silic SiO2 (tăng hiệu quả sử dụng, chống khuẩn xâm nhiễm bộ rễ) – thường áp dụng tăng cường đối với những nơi chuyên canh, độc canh cây khoai lang, khoai tây và nhóm cây họ cà, họ bầu bí.

1.5 Quy trình sử dụng chế phẩm nano bạc đồng super, nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua chuyên dùng cho cây khoai lang, khoai tây (phòng bệnh chủ động)

Mục đích, công dụng: Bảo vệ toàn diện cây khoai lang, tiêu diệt nấm - vi khuẩn và virus gây bệnh. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp phòng bệnh chủ động đó là tiêu diệt và ngăn chặn không cho vi khuẩn xâm nhiễm vào cây và gây bệnh (diệt vi khuẩn, kiểm soát vi khuẩn trước khi chúng xâm nhiễm vào cây).

Quy trình phòng bệnh héo xanh vi khuẩn cho khoai lang bao gồm các nội dung ở phần “5.1” và “5.2 dưới đây.

1.5.1 Xử lý hom giống trước khi trồng đại trà

Dùng 500ml nano Bạc Đồng hợp kim pha với 500ml nano Đồng Oxyclorua loại chuyên dùng pha với 100 lít nước phun dạng sương mù hoặc ngâm hom giống trong thời gian 1-3 phút.

1.5.2 Phòng bệnh héo xanh vi khuẩn cho khoai lang sau khi trồng (phòng bệnh chủ động, kiểm soát vi khuẩn gây bệnh héo xanh ở mức dưới ngưỡng gây hại)

Sử dụng nano bạc đồng plus, nano bạc đồng super, nano đồng oxyclorua tưới gốc định kỳ cho khoai lang: Bệnh héo xanh vi khuẩn trên khoai lang thường phát sinh phát triển và gây bệnh tập trung chủ yếu ở giai đoạn sau trồng 30-50 ngày hoặc giai đoạn trước khi xuống củ nên cần sử dụng bộ chế phẩm NANO tưới gốc định kỳ theo công thức sau:

Tưới lần 1: Sau khi trồng 14-20 ngày, dùng 500ml nano Bạc Đồng Super kết hợp 500ml nano Bạc Đồng Plus cộng thêm 500ml nano Đồng Oxyclorua pha với 250-300 lít nước tưới ẩm gốc (có thể pha 400 lít nước vẫn đạt hiệu quả, lượng nước pha nhiều hay ít phụ thuộc vào tính chất đất và thời gian chuyên canh, độc canh). Lưu ý khi tưới gốc, cần tưới đủ ẩm, tưới sao cho hỗn hợp dung dịch nano ngấm đều xuống vùng rễ cây sinh trưởng (để đảm bảo các hạt nano tấn công và tiêu diệt vi khuẩn tại vùng rễ cây sinh trưởng, không cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhiễm vào cây).

Tưới lần 2: Pha với liều lượng như trên, tưới lần 2 cách lần 1 từ 10-15 ngày (tương đương với sau trồng 25-35 ngày, giai đoạn này cây rất mẫn cảm và dễ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn).

Tưới lần 3 (nếu thấy cần thiết, thường áp dụng với nhưng nơi chuyên canh, độc canh cây khoai lang trong thời gian dài và có nguy cơ nhiễm bệnh cao): Liều lượng pha như lần 1, lần 3 tưới cách lần 2 từ 7-15 ngày (tuỳ điều kiện thời tiết và hiện trạng cây) – tương đương cây đạt 40-50 ngày tuổi. Khi cây phát triển cân đối khoẻ mạnh, hệ số diện tích lá tối ưu cao, cây quang hợp tốt sẽ là tiền đề để nâng cao năng suất và chất lượng củ.

Ngoài tưới gốc nên kết hợp phun thân lá theo công thức như sau:

Phun lần 1: Sau trồng 25-35 ngày, dùng 1000ml nano Bạc Đồng Super (2 chai)kết hợp 500ml nano Đồng Oxyclorua (1 chai) pha với 300-350 lít nước, phun đều thân lá dạng sương mù, phun cả mặt lá.

Phun lần 2 (bắt đầu giai đoạn xuống củ): dùng 500ml nano Bạc Đồng Super (1 chai)kết hợp 1000ml nano Đồng Oxyclorua (2 chai) pha với 300-350 lít nước, phun đều thân lá dạng sương mù, phun cả 2 mặt lá.

Như vậy để tiêu diệt vi khuẩn héo xanh gây bệnh trên khoai lang triệt để, chủ động phòng bệnh, ngăn không cho vi khuẩn phát triển mạnh, không xâm nhiễm vào cây CẦN áp dụng 2-3 lần tưới gốc kết hợp 1-2 lần phun như hướng dẫn trên (đạt tỷ lệ thành công 90-95%).

Ngoài ra, để canh tác bền vững, tăng năng suất – chất lượng củ có thể bổ sung thêm chế phẩm Biotech BN2S 12 x 109CFU/ml. Chế phẩm có chứa 12 chủng vi sinh vật có lợi. Chúng có tác dụng cải tạo đất, phân giải các chất hữu cơ khó tiêu chuyển thành dạng dễ tiêu dễ hấp thu, cho năng suất củ cao hơn. Đặc biệt chế phẩm có chứa các chủng vi sinh vật đối kháng Bacillus subtilis. Các chủng vi sinh vật này sẽ ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh héo xanh, giúp giảm tỷ lệ bệnh. Sự kết hợp giữa chế phẩm Biotech với chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua tạo nên hiệu quả phòng trị bệnh toàn diện, bền vững (60-100 lít chế phẩm Biotech cho 1 ha, kết hợp 2 lần tưới gốc và 1-2 lần phun qua lá, với liều lượng như hướng dẫn ở trên).

Thành phần cơ bản của chế phẩm Biotech BN2S

1.6 Giải pháp đặc trị bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây khoai lang, khoai tây

Trường hợp cây khoai lang đã nhiễm bệnh, tức là ở giai đoạn vi khuẩn đã tấn công và xâm nhiễm vào cây, có sự lây lan mở rộng diện tích cây bị bệnh theo thời gian. Thời điểm này chúng ta cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp với mục tiêu không để vi khuẩn lây lan rộng, kiểm soát các cây bị nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ. Cụ thể:

+ Duy trì độ ẩm đất vừa phải, đủ độ ẩm để nuôi dưỡng cây và khoáng hoá phân bón. Không để cây thiếu nước hoặc quá thừa ẩm.

+ Tạm thời hạn chế bón phân hoá học khi cây đang bị nhiễm bệnh nặng (đặc biệt là phân bón lá).

+ Rà soát, kiểm tra, đánh giá mức độ nhiễm bệnh để đưa ra các giải pháp phun/tưới các chế phẩm thuốc trị bệnh héo xanh ở nồng độ, liều lượng thích hợp (các chế phẩm phải có tác dụng diệt và ức chế vi khuẩn héo xanh nhanh và mạnh, triệt để). Trường hợp cây đang bị nhiễm bệnh nặng cần thực hiện các biện pháp khoanh vùng và dùng chế phẩm thuốc phun/tưới theo liều tấn công dập dịch, khống chế không cho lây nhiễm ra các diện tích xung quanh. Do bệnh héo xanh có nguồn gốc từ đất nên việc kiểm soát vi khuẩn trong đất thông qua các biện pháp tưới chế phẩm thuốc diệt vi khuẩn là biện pháp cần thiết.

+ Nhanh chóng tiêu hủy đúng cách cây bị nhiễm bệnh nặng, không có khả năng phục hồi.

Giải pháp ứng dụng công nghệ nano đặc trị bệnh héo xanh vi khuẩn trên khoai lang:

Tưới gốc: Dùng 500ml nano Bạc Đồng Super kết hợp 500ml nano Bạc Đồng Plus cộng thêm 500ml nano Đồng Oxyclorua pha với 200 lít nước tưới ẩm gốc, chú ý cần tưới ẩm đều xung quanh gốc, cần đảm bảo hỗn hợp dung dịch nano ngấm sâu xuống các tầng rễ cây khoai lang. Tưới liên tiếp 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày. Trường hợp bệnh nặng, tỷ lệ nhiễm bệnh cao có thể tưới 3 lần liên tiếp, cách nhau 3-4 ngày/lần (liều tấn công, dập dịch triệt để).

Phun thân lá: Kết hợp phun thân lá 2 lần, mục đích là để thúc đẩy quá trình lưu dẫn 2 chiều, giúp tiêu diệt vi khuẩn héo xanh triệt để hơn. Cụ thể:

Lần 1: Dùng 500ml nano Bạc Đồng Super kết hợp với 1000ml nano Đồng Oxyclorua pha với 200-250 lít nước phun đều thân lá, phun kỹ dạng sương mù. Lần 2: Dùng 1000ml nano Bạc Đồng Super kết hợp với 500ml nano Đồng Oxyclorua pha với 200-250 lít nước phun đều thân lá, phun kỹ dạng sương mù. Lần 1 và lần 2 cách nhau 4-6 ngày.

Lưu ý chung trong quá trình phòng trị bệnh héo xanh vi khuẩn khoai lang:

+ Khi pha 3 loại chế phẩm nano nên pha loãng từng loại trước khi hỗn hợp chung. Sau khi pha xong nên sử dụng ngay không để lâu. Phun vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát (tránh thời điểm nắng gay gắt, nhiệt độ cao).

+ Lắc đều chai chế phẩm nano trước khi sử dụng. Nên sử dụng bộ chế phẩm nano trị bệnh chuyên dùng đặc trị vi khuẩn.

+ Khuyến cáo nên áp dụng quy trình phòng bệnh chủ động (nội dung phần 5). Phòng bệnh theo đúng quy trình như trên đạt hiệu quả cao, kiểm soát vi khuẩn héo xanh, không cho chúng phát triển mạnh và gây bệnh nặng.

+ Khi áp dụng quy trình phòng trị bệnh héo xanh vi khuẩn (sử dụng bộ chế phẩm nano như trên) sẽ giúp phòng trị bệnh cho cây khoai lang toàn diện (bao gồm cả các loại bệnh khác). Bộ chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua có thể thay thế hoàn toàn các thuốc BVTV hoá học.

Ngoài cây khoai lang, các nhóm cây họ cà, họ bầu bí đều có thể bị bệnh héo xanh vi khuẩn, quy trình sử dụng bộ chế phẩm nano làm tương tự như trên.

Công nghệ nano có nhiều ưu điểm vượt trội và khắc phục được các nhược điểm của thuốc BVTV hóa học truyền thống. Hy vọng quy trình trên sẽ là một hướng đi mới, giải pháp toàn diện trong việc phòng trị bệnh tổng hợp trên cây khoai lang nói chung, bệnh héo xanh vi khuẩn nói riêng.

Phần 2: Hiện tượng tím lá và xoăn ngọn, biến dạng và xoăn ngọn lá khoai lang

Khoai lang sau khi trồng 15-25 ngày đã có thể bị nhiễm bệnh tím lá ngọn.

Triệu chứng tím lá ngọn khoai lang có nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên về cơ bản nguyên nhân chính là do virus dòng SPF. Virus lây lan qua nước mưa, gió và đặc biệt là côn trùng chích hút (rệp họ Aphididae). Về cơ bản trên khoai lang thường bị nhiễm 2 nhóm virus. Nhóm 1 gây bệnh khảm lá (do virus CMV - giống trên cây dưa chuột). Nhóm 2 gây bệnh tím lá, co ngọn (do virus SPF). Điểm chung của 2 loài virus này là đều gây hại trực tiếp phần đỉnh sinh trưởng (bộ phận còn non).

Triệu chứng điển hình của bệnh tím lá ngọn trên khoai lang:

Triệu chứng cơ bản của bệnh là các lá non ở đỉnh sinh trưởng bị biến dạng, mo lại, lá có thể hơi dày lên hoặc dị dạng. Phần phiến lá chuyển sang màu tím (tím huyết dụ). Tính từ mép lá trở vào thì màu tím thường đậm hơn so với bên trong, sau một thời gian phần thịt lá tím hoàn toàn. Đa phần triệu chứng tím huyết dụ thường biểu hiện ở thịt lá, trong khi gân lá hầu như không bị tím. Virus xâm nhiễm qua các lỗ khí khổng, vết thương hở hoặc côn trùng chích hút. Sau khi xâm nhiễm 3-5 ngày virus tiết độc tố, đâm xuyên qua màng tế bào, khi chúng tấn công vào trong các tế bào sẽ làm mất diệp lục của lá, khiến lá có màu xanh nhạt, rồi đến tím huyết dụ, các lá non có biểu hiện co lại và biến dạng (mo lá). Mép lá có những vết khảm màu tím (không phải khảm vàng như virus CMV). Gân lá có màu bình thường hoặc màu vàng lá mạ. Ngoài ra lá già còn có biểu hiện là các vết đốm hoại tử. Bệnh xuất hiện ở giai đoạn hình thành củ sẽ tạo ra các vành đai bao quanh củ, củ có thể bị nứt tạo ra vết chân chim màu nâu đỏ, phần thịt củ có dạng sợi bấc sau đó chết hoại.

Giải pháp phòng trị bệnh tím lá, khảm tím lá trên khoai lang:

Phòng bệnh tím lá khoai lang:

+ Chọn giống sạch bệnh.

+ Trước khi trồng nên xử lý hom giống bằng chế phẩm nano kháng virus theo công thức sau: Dùng 500ml nano bạc đồng super kết hợp với 500ml nano đồng oxyclorua 29000ppm pha với 200 lít nước phun đậm lên hom hoặc ngâm xử lý hom trong thời gian 30 giây đến 1 phút.

+ Xử lý đất trước khi trồng: Sau khi lên luống, bón phân lót, trước khi trồng dùng 500ml nano bạc đồng super kết hợp với 500ml nano đồng oxyclorua pha với 300 lít nước phun ẩm lên luống trồng.

+ Chăm sóc thời kỳ phát triển thân lá: Sau trồng 15 -20 ngày, dùng 500ml nano bạc đồng plus kết hợp với 500ml nano đồng oxyclorua pha với 300 lít nước phun đều thân lá, định kỳ 10-15 ngày/lần (phun kỹ thân, lá và gốc). Lưu ý thời kỳ cây mẫn cảm bệnh nên phun 7 ngày/lần (một vụ khoai lang kéo dài 5 tháng ít nhất phun 4-5 đợt).

Đặc trị bệnh tím lá khoai lang:

Thời kỳ cây nhiễm bệnh, đã có biểu hiện triệu chứng bệnh rõ ràng. Bà con sử dụng công thức phun trị bệnh, ngưng lây lan và kiểm soát chủ động, hạn chế tối đa dịch bệnh như sau:

Dùng 500ml nano bạc đồng super kết hợp với 500ml nano đồng oxyclorua và thêm 500ml nano bạc đồng plus pha với 200-300 lít nước phun đều toàn bộ thân lá, phun kỹ dạng sương mù, phun bao phủ toàn bộ, định kỳ 5-7 ngày/lần. Phun ít nhất 2 đợt, mỗi đợt phun kép 2 lần (tổng 4 lần). Các lần phun tiếp theo nên phun theo công thức phun phòng bệnh như trên đã hướng dẫn.

Sau khi kiểm soát được bệnh bà con dùng 500ml nano Silic SHT kết hợp 500ml nano AKH super plus pha với 300-400 lít nước phun toàn bộ thân lá, phun 2-3 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần.

Lưu ý: Muốn khoai lang tăng năng suất, củ to đều vào thời điểm sau trồng 30-45 ngày dùng 500ml nano canxi super kết hợp 500ml nano AKH super plus pha với 400 lít nước phun/tưới ẩm gốc, mỗi lần cách nhau 20-30 ngày.

https://nanobacsuper.com/cong-dung-co-ban-che-pham-nano-bac-dong-super-nano-bac-dong-super-chuyen-dung-dac-tri-virus-nam-khuan-gay-benh-tren-cay-trong

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com