Phần 1: Cắt tỉa tạo tán, định hình tán mở (mắc ca Tây Bắc)

Mắc ca từ 3-4 năm tuổi đạt tiêu chuẩn bắt quả. Vì vậy trước bắt quả 1 năm cần có giải pháp chăm sóc riêng biệt, sao cho đảm bảo yêu cầu kỹ thuật:

+ Tán cây thông thoáng, hạn chế các cành đan xen, cành vô hiệu, tỉa tán theo hướng tán mở, cần điều chỉnh tán thấp vừa phải không để quá cao gây khó khăn trong quá trình chăm sóc, thu hái (việc điều chỉnh độ cao tan cần triển khai ngay từ năm 1-2). Việc cắt tỉa tạo tán thông thoáng nhằm nâng cao chỉ số diện tích lá tối ưu (chỉ số LAI), thuận lợi trong công tác chống rụng hoa và quả non, giúp chùm hoa to khỏe.

+ Cây sạch sâu bệnh, phát triển đều về các hướng, hạn chế tình trạng lệch tán.

+ Trước khi bước vào kinh doanh, cây phát triển ít nhất 3 đợt lộc Xuân – Hè – Thu, đồng thời có biện pháp chăm sóc (phân bón, nước tưới) với mục đích hãm lộc đông (đợt lộc cuối trong năm), đưa cây vào ngủ nghỉ tích lũy dinh dưỡng đầu cành, chuẩn bị cho quá trình phân hóa mầm hoa.

Cần có các giải pháp tổng thể chống rụng hoa và quả non cho mắc ca

Mắc ca mỗi năm phát lộc cành từ 3-4 lần. Từ khi ngọn non mọc ra cho đến khi đoạn cành thành thục kéo dài 35 - 40 ngày, mỗi đoạn cành lộc thành thục thường dài 30-55cm, trên cành mang từ 8-10 mắt. Thông thường khi bấm ngọn hoặc cắt tỉa (hủy ưu thế ngọn) thì các chồi bên được hình thành. Các chồi bên thường phát triển từ 3 chồi nách của 3 nách lá mọc đồng thời cùng lúc (thường xảy ra ở những cây khỏe, cây 1-3 năm tuổi). Quá trình cắt tỉa cành, định hình tán phải tiến hành sớm ngay từ cây 1-2 năm tuổi, không nên để đồng thời 2-3 cành cấp 1 phát triển ở 2-3 nách lá trên cùng một vị trí, nên để ở các vị trí so le nhau, dạng xoắn ốc không đồng phẳng, cách nhau 1 khoảng nách lá.

Cắt tỉa tạo tán cho mắc ca cần được thực hiện ngay từ cây 1-2 năm tuổi

Đối với các cây kinh doanh, mỗi năm thường chỉ phát lộc 3 lần, tập trung vào các tháng 3-4 (Lộc xuân), tháng 5-6 (Lộc hè), tháng 9-10 (Lộc thu). Ngoài ra tùy điều kiện thời tiết, tùy giống và điều kiện chăm sóc, bón phân trên cây vẫn thường xuyên có lộc non phát sinh rải rác.

Hoa thường phân hóa từ những cành già có độ tuổi từ 1,5-3 năm. Hoa thường tập trung chủ yếu ở cuối đoạn cành, tuy nhiên thực tế các cây già tuổi (8-12 năm), hoa có thể phát sinh trực tiếp trên tay cành cấp 1. Với những cây tơ, cây chuẩn bị bước vào kinh doanh thì hoa đồng thời ra ở 2 vị trí: cuối đoạn cành già 1,5-2,5 năm tuổi (cành cấp 2-3) và các cành nhỏ có độ dài 10-20cm, nằm sâu trong tán lá.

Về tổng thể nên chủ động cắt tỉa, tạo tán thông thoáng theo kiểu tán mở, điều chỉnh cây có tán thấp vừa phải, không nên để tán quá cao (khó khăn cho chăm sóc và thu hoạch). Với các cây chưa bắt quả (1-2,5 năm tuổi) nên loại bỏ các cành yếu, cành sâu bệnh, cành tăm, chỉ để lại các cành khỏe, cành lợi tán. Với các cây bước vào kinh doanh nên tỉa thưa các cành nhỏ, giảm bớt số lượng cành trong tán nhưng không được cắt tỉa hết hoàn toàn các cành này.

Phần 2: Phân bón cho mắc ca kinh doanh

Sau khi kết thúc 3 đợt lộc, đối với các cây bước vào kinh doanh năm đầu, cần phải có chế độ phân bón riêng biệt. Phân bón cho mỗi cây mắc ca như sau:

+ Phân hữu cơ hoai mục: 20-30kg (tối thiểu 15-20kg/cây).

+ Lân đơn P2O5 (lân super Lâm Thao): 1-1,6kg, có thể bón bổ sung thêm Lân vào thời điểm cây bắt đầu phân hóa mầm hoa (nhú mầm hoa tại nách lá).

+ Đậu tương nghiền nhỏ: 0,5-0,8kg

+ Phân tổng hợp NPK loại 15-15-15.TE: 0,3-0,4kg (thời điểm cây bắt đầu phân hóa mầm hoa mới tiến hành bón).

Trước khi bón nên cuốc sâu 10-20cm, rộng 40cm theo hình chiếu tán trở vào, tạo thành vòng tròn khép kín theo hướng dốc nhẹ từ ngoài vào trong. Hỗn hợp phân bón cần được trộn đều với đất trước khi bón lấp. Phần còn lại bón mặt, cách gốc 40-60cm (tùy cây to nhỏ).

Lưu ý riêng phân NPK chỉ bón khi mầm hoa bắt đầu phát triển (nhú mầm, phân hóa mầm hoa). Sau đó kết hợp tưới nước duy trì ẩm đất 80-90% liên tục và giảm độ ẩm dần thời điểm đậu quả non (75-80%).

Phần 3: Quy trình sử dụng chế phẩm nano chuyên dùng cho cây mắc ca Điện Biên

3.1 Kiểm soát, quản lý và phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp thời kỳ phân hóa mầm hoa, phát triển chùm hoa

 Một trong những nguyên nhân làm cho hoa và quả non rụng đó là cây bị nhiễm sâu bệnh. Thực tế cho thấy thời kỳ cây ra hoa, đậu quả non Mắc ca bị bệnh thường dẫn đến rụng quả non, khó kiểm soát.

Thống kê một số bệnh gây hại Macca thời kỳ mầm hoa, ra hoa đậu quả non, dưỡng quả và phát triển quả:

+ Sâu và côn trùng gây hại Macca: Rệp muội, rệp sáp, bọ trĩ, bọ xít, kiến, sâu cuốn lá, sâu đo, sâu bao gây hại mầm hoa và đọt non (cành xuân-hè).

+ Bệnh hại Macca thời kỳ hoa quả non (90% là nấm):

Bệnh thán thư gây khô hoa, chết hạt phấn do nấm Colletotrichum sp. và Phytophthora sp.

Bệnh đốm nâu quả do nấm (bề mặt quả non)

Bệnh nấm cuống gây rụng trái non (tháng 2-4).

Bào tử nấm gây bệnh tồn tại ở dạng tiềm sinh tại các đầu cành và nách lá, dưới mặt lá khi gặp điều kiện thuận lợi chúng nảy mầm và phát triển mạnh gây bệnh.

Chính vì vậy cần phun tổng hợp để tiêu diệt nguồn bệnh, không cho chúng có cơ hội phát sinh phát triển và lây lan thành dịch bệnh (đảm bảo cây sạch bệnh trước khi bước vào phân hóa mầm hoa và hoa nở rộ hình thành quả non).

Khi cây có dấu hiệu bắt đầu thời kỳ phân hóa mầm hoa: Dùng 500ml nano Đồng Oxyclorua kết hợp 500ml nano Bạc Đồng Super pha 200 lít nước phun đều thân lá, phun kỹ 2 mặt lá. Phun 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Thời điểm phát triển chùm hoa, chuẩn bị nở lưu ý nhóm sâu hại và côn trùng chích hút (sử dụng thuốc có hoạt chất Fipronil, lambda cyhalothrin, solvent, thiamethoxam...)

3.2 Thúc đẩy và dưỡng mầm hoa phát triển đồng đều, nuôi hoa to khỏe

Khi cây mắc ca bắt đầu nhú mầm hoa dạng trứng ếch: Dùng 500ml chế phẩm Shellac Suger kết hợp 500ml nano Canxi super + 300-400ml nano AKH super plus pha với 300-350 lít nước phun đều tán lá, định kỳ 7 ngày/lần (phun ít nhất 2 lần).

Lưu ý: Thời kỳ cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, có thể cân nhắc bón thêm Lân super. Phân NPK tổng hợp bón vãi xung quanh gốc, tưới nước duy trì ẩm liên tục.

Phun chế phẩm nano canxi super, Shellac suger ngay từ giai đoạn phân hóa mầm hoa

3.3 Chống rụng hoa và quả non cho mắc ca ứng dụng công nghệ nano

Công thức 1: Dùng 500ml nano Bạc Đồng Super kết hợp 500ml nano Canxi super + 500ml Shellac Suger pha với 300-350 lít nước phun đều tán lá, định kỳ 7-10 ngày/lần. Phun đến khi quả phát triển ổn định.

Công thức 2: Dùng 500ml nano Bạc Đồng kết hợp 500ml nano canxi super + 500ml Nano Silic SiO2 pha với 250-350 lít nước phun đều tán lá, định kỳ 7-10 ngày/lần. Phun đến khi quả ổn định.

Công thức 3: Dùng 300-500ml nano AKH super plus kết hợp 500ml nano canxi super + 300ml Shellac Suger + 500ml nano Đồng oxyclorua pha 300-400 lít nước phun đều tán lá, phun 7-10 ngày/lần, phun đến khi quả phát triển ổn định.

Lưu ý khi sử dụng chế phẩm nano thời kỳ hoa rộ, hình thành quả non:

Lắc đều các chai sản phẩm trước khi dùng, pha loãng từng loại trước khi hỗn hợp với nhau, pha xong nên phun ngay, không để lâu. Tùy điều kiện thời tiết, tùy giống có thể lựa chọn một trong ba công thức trên.

3.4 Kỹ thuật chăm sóc cây Macca thời kỳ nuôi quả, dưỡng quả

+ Phòng trị bệnh tổng hợp: Dùng 500ml nano Đồng Oxyclorua kết hợp 500ml nano Bạc Đồng Super pha 200-300 lít nước phun đều tán lá, quả, thân gốc. Định kỳ 10-15 ngày/lần.Từ tháng 4-7 phun ít nhất 3 đợt.

+ Dưỡng quả, phát triển quả cân đối, đồng đều, tăng năng suất và chất lượng quả, cho mã quả đẹp: Dùng 500ml chế phẩm Nano AKH super plus kết hơp 500ml nano canxi super pha với 300-400 lít nước phun đều tán lá, 2 mặt lá cần phun kỹ dạng sương mù. Phun ít nhất 1 tháng 1 lần (áp dụng từ tháng 4-5 DL trở đi, một vụ ít nhất 2-3 lần).

Sau khi quả ổn định cần tiến hành bón phân NPK kết hợp tưới nước nuôi dưỡng quả, tăng năng suất chất lượng quả. Bón vào các tháng 4-6, mỗi lần bón 300g NPK 16-16-16.TE/gốc.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com