Phần 1: Công dụng của chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua đối với cây táo

+ Chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua có tác dụng tiêu diệt triệt để mầm bệnh, nguồn bệnh gây hại vườn táo: Bệnh nấm phấn trắng, bệnh sương mai, bệnh ghẻ nứt quả, bệnh thối quả..

+ Chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua không gây ra tính kháng thuốc, tiêu diệt mạnh, nhanh nấm bệnh.

+ Chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua không độc hại, sử dụng không cần cách ly.

+ Chế phẩm nano bạc đồng khi phun qua lá làm tăng cường khả năng hấp thu ánh sáng qua bộ lá giúp cây nâng cao hiệu suất quang hợp qua đó làm tăng năng suất quả, cây ít bị nhiễm bệnh, quả ăn giòn và ngọt hơn, mẫu mã quả sáng đẹp.

Lưu ý: Để hạn chế tối đa hiện tượng rụng quả non và thối quả trên táo bà con nên sử dụng nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua kết hợp với nano canxi và nano canxi cacbonate. Nano canxi cacbonate còn có tác dụng chống mưa axít hại hoa và quả non trên cây ăn quả nói chung(bưởi, cam, táo, nhãn, vải, xoài, na...).

Phần 2: Cách sử dụng của chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua chuyên dùng cho cây táo:

+ Phòng bệnh: Dùng 30-50ml chế phẩm nano bạc đồng + 30-50ml chế phẩm nano đồng oxyclorua pha với 10-15 lít nước phun đều bao phủ lên bề mặt lá, hoa, quả. Định kỳ 7-10 ngày phun một lần.

+ Thời kỳ cây bị bệnh: Dùng 50ml chế phẩm nano bạc đồng + 50ml chế phẩm nano đồng oxyclorua pha với 10-15 lít nước phun đều bao phủ lên bề mặt lá, hoa, quả. Định kỳ 5-7 ngày phun một lần cho đến khi cây hết bệnh. Sau đó trở lại liều lượng phòng (10-15 ngày phun một lần).

Phun theo các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây:

+ Thời kỳ trước khi ra hoa 15-20 ngày: Dùng 30-50ml chế phẩm nano bạc đồng + 30-50ml chế phẩm nano đồng oxyclorua pha với 10-15 lít nước phun đều một lượt qua lá (tiêu diệt mầm bệnh khi chưa phát triển).

+ Thời kỳ ra hoa-đậu quả non: Dùng 30-50ml chế phẩm nano bạc đồng + 30-50ml chế phẩm nano đồng oxyclorua pha với 10-15 lít nước phun đều lên tán lá.

+ Thời kỳ quả non – phát triển quả: Dùng 50ml chế phẩm nano bạc đồng + 50ml chế phẩm nano đồng oxyclorua pha với 10-15 lít nước phun đều một lượt lên tán lá, định kỳ 7-10 ngày phun một lượt. Do chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua không độc hại nên khi sử dụng không cần cách ly.

Cách sử dụng nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua phòng và đặc trị bệnh nấm phấn trắng, bệnh sương  mai gây hại trên táo

Táo là một cây ăn quả dễ trồng, dễ chăm sóc, nhanh cho thu hoạch và được bà con trồng phổ biến ở nhiều vùng miền tại Việt Nam. Tuy nhiên ở thời kỳ ra hoa đậu quả non cây táo thường bị nhiều loại sâu bệnh gây hại dẫn đến ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng quả sau thu hoạch, ở thời kỳ quả non táo thường bị rụng quả non, bị thối quả do nấm và vi khuẩn gây hại: bệnh nấm phấn trắng, bệnh sương mai gây thối nhũn vàng quả, bệnh nấm hồng…

Description: E:\UP WEB SP NANO 2017\Nano canxi chong rung hoa va qua non buoi dien.png Description: E:\UP WEB SP NANO 2017\Nano canxi chong rung hoa va qua non buoi dien.pngDescription: E:\UP WEB SP NANO 2017\nano dong oxyclorua nano bac dong.png Description: E:\UP WEB SP NANO 2017\nano dong oxyclorua nano bac dong.pngChế phẩm nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua chuyên dùng phòng trị bệnh cho cây táo

Bệnh nấm phấn trắng:  Gây hại trên tất cả các bộ phận của cây táo (trên lá, hoa và quả)

Nguyên nhân gây bệnh nấm phấn trắng trên táo: Do nấm podosphaeria leucotricha gây ra.

Triệu chứng bệnh trên lá: Xuất hiện những đốm phấn mịn màu trắng ở mặt dưới lá,  sau đó bệnh phát triển mạnh lan rộng toàn bộ mặt dưới lá tạo thành những lớp phấn trắng mịn. Bệnh gây hại nặng làm cho lá phát triển kém, diện tích lá nhỏ hẹp, mép lá co lại vào trong, lá đôi khi dày lên, trở lên khô cứng, thường giòn và dễ rụng(do nấm gây hại các tế bào lá, làm lá mất sức sinh trưởng). Bệnh nấm phấn trắng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng quả (do ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây).

Triệu chứng bệnh trên hoa: Tương tự như trên lá, cánh hoa bị bệnh thường khô cháy và rụng hàng loạt, hạt phấn mất chức năng sinh lý, không thể thụ phấn đậu quả.

Triệu chứng bệnh trên quả:  Thường có một lớp phấn trắng mỏng phủ trên quả. Trên quả bệnh thường phát sinh, phát triển ngay từ khi quả còn non (kích thước bằng hạt đậu xanh, dưới hạt đậu xanh. Bệnh gây hại trên quả thường làm cho quả phát triển kém hoặc không phát triển được, quả nhỏ, rụng hàng loạt, quan sát kỹ đôi khi thấy bề mặt quả nhăn lại  (như bị teo do mất nước). Nếu bệnh nhẹ hoặc bà con có phun thuốc nhưng không triệt để, quả có thể không rụng tuy nhiên khi thu hoạch quả thường nhỏ, vỏ quả sần sùi màu nâu, có thể bị nứt, ăn hơi chát, quả bị cứng lại.

Triệu chứng bệnh trên chồi non: Táo là cây ăn quả có sinh trưởng cành và hoa – quả quả đồng thời, nghĩa là cành phát triển đến đâu hoa-quả phát sinh đến đó. Do vậy thời kỳ cây bị nhiễm bệnh trên hoa quả cũng sẽ lây lan sang các đỉnh sinh trưởng, các chồi non. Khi bị nhiễm nấm bệnh, các chồi non phát triển chậm hoặc không phát triển, chồi non chùn lại, mất ưu thế ngọn tuy nhiên các chồi bên từ nách lá phát triển mạnh sau đó cũng bị chùn lại như lúc đầu (ở đỉnh sinh trưởng).

Cách phòng và đặc trị bệnh nấm phấn trắng hiệu quả:

 Bệnh nấm phấn trắng do nấm podosphaeria leucotricha gây ra. Chủng nấm này thường tạo ra các phản ứng  “quen thuốc”. Vì vậy hầu hết các vườn táo bị nhiễm bệnh mà sử dụng liên tiếp một loại thuốc thường sẽ không đem lại hiệu quả diệt nấm bệnh cao. Để phòng bệnh chủ động bệnh nấm phấn trắng bà con cần làm đồng thời các biện pháp kỹ thuật tổng hợp sau:

+ Bố trí mật độ trồng phù hợp, không trồng dày(dễ phát sinh nấm bệnh). Nếu có thể nên thiết kế bộ khung dàn đỡ.

+ Bón phân cân đối, chú ý bổ sung phân hữu cơ hoai mục bón xung quanh gốc(nâng cao hàm lượng hữu cơ trong đất, bộ rễ phát triển khỏe mạnh).

+ Bổ sung phân bón qua lá phù hợp với các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây.

+ Đặc biệt bà con nên sử dụng chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua phun qua lá định kỳ với mục đích phòng và đặc trị bệnh nấm phấn trắng trên táo. 

Dùng nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua phun theo các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây:

+ Thời kỳ trước khi ra hoa 15-20 ngày: Dùng 30-50ml chế phẩm nano bạc đồng + 30-50ml chế phẩm nano đồng oxyclorua pha với 10-15 lít nước phun đều một lượt qua lá (tiêu diệt mầm bệnh khi chưa phát triển).

+ Thời kỳ ra hoa-đậu quả non: Dùng 30-50ml chế phẩm nano bạc đồng + 30-50ml chế phẩm nano đồng oxyclorua pha với 10-15 lít nước phun đều lên tán lá.

+ Thời kỳ quả non – phát triển quả: Dùng 50ml chế phẩm nano bạc đồng + 50ml chế phẩm nano đồng oxyclorua pha với 10-15 lít nước phun đều một lượt lên tán lá, định kỳ 7-10 ngày phun một lượt. Do chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua không độc hại nên khi sử dụng không cần cách ly.

Lưu ý: Nếu bệnh nặng có thể tăng liều lượng sử dụng, phun quá nồng độ không gây rụng quả, rụng hoa, không làm cháy xoăn lá/...

Một số vấn đề cần biết khi sử dụng các sản phẩm nano ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp (hiểu biết chung về các chế phẩm nano dùng cho trồng trọt)

Vấn đề thứ nhất: Chúng ta cần phân biệt nano bạc đồng hợp kim với nano bạc đơn chất (dạng nano hợp kim giữa bạc và đồng - gọi tắt là nano bạc đồng. Nano bạc đơn chất gọi tắt là nano bạc).

Dung dịch Nano bạc chỉ bao gồm các hạt nano bạc phân bố trong dung dịch (có nước và pH phù hợp, môi trường là hệ phân tán). Trong khi đó Dung dịch nano hợp kim Bạc - Đồng bao gồm các hạt nano hợp kim bạc đồng (Ag-Cu) phân bố đều trong các chất biến tính bề mặt, có tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm gây bệnh trên cây trồng, vật nuôi nói chung. Đặc trưng cơ bản của dung dịch nano hợp kim Ag-Cu này là các Vi Khuẩn có hại gây bệnh trên cây trồng được diệt bởi Nano Bạc, còn Nấm gây bệnh trên cây trồng được diệt bởi các hạt Nano Đồng. Do đó nano hợp kim bạc đồng có khả năng diệt cả vi khuẩn và nấm gây bệnh (hiệu lực cao hơn so với nano bạc, nano đồng đơn thuần).

Thực tế cho thấy khi sử dụng trên cây trồng, hiệu quả diệt nấm khuẩn của nano bạc là kém hơn rất nhiều so với nano hợp kim bạc đồng. Do nano bạc khi sử dụng phun qua lá thường bị oxy hóa nhanh tạo thành Bạc Oxit (Ag2O) do đó khả năng diệt nấm khuẩn giảm đi rất nhiều, trong khi đó nano hợp kim bạc đồng gần như rất ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, hơn nữa sự kết hợp giữa nano bạc đồng hợp kim với nano silic siêu hoạt tính sẽ tạo nên độ nhớt cao hơn, khả năng bám dính trên lá tốt hơn do đó sử dụng nano bạc đồng hợp kim trong việc phòng trị bệnh do nấm khuẩn mang lại hiệu quả vượt trội hơn rất nhiều so với nano bạc (chủ yếu được sử dụng trong chăn nuôi thủy sản). Chính vì vậy giá thành để sản xuất thành phẩm chế phẩm nano bạc đơn chất là thấp hơn (rẻ hơn) so với nano bạc đồng hợp kim. Cần lưu ý thêm hiệu ứng màu sắc của nano bạc đồng khác với hiệu ứng màu của nano bạc.

Vấn đề thứ hai: Phân loại các dòng sản phẩm nano ứng dụng trong nông nghiệp

Hiện nay có rất nhiều các dòng sản phẩm nano được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. Để bà con dễ hiểu chúng tôi có thể chia thành 2 nhóm sau:

+ Nhóm 1: Các dòng sản phẩm nano có khả năng phòng và trị bệnh trên cây trồng nói chung (có khả năng tiêu diệt nấm, khuẩn và virus gây bệnh): Nano bạc đồng hợp kim, nano đồng oxyclorua, nano bạc, nano đồng, nano silic...

+ Nhóm 2: Các dòng sản phẩm nano có khả năng bổ sung dinh dưỡng vi lượng, trung lượng cho cây trồng (nano dinh dưỡng, phân bón lá nano): nano canxi, nano canxi cacbonat, nano đồng, nano đồng oxyclorua, nano kẽm, nano magie, nano Silic và đất hiếm..

Như vậy trong 2 nhóm trên có nano đồng, nano đồng oxyclorua, nano bạc đồng và nano silic vừa có khả năng phòng trị bệnh lại vừa có khả năng bổ sung dinh dưỡng vi lượng cho cây. Ngoài ra có thể kể đến nano bạc có ứng dụng rộng rãi nhất vì nó vừa có khả năng dùng cho trồng trọt vừa có khả năng dùng trong chăn nuôi tuy nhiên việc ứng dụng nano bạc trong trồng trọt sẽ kém hiệu quả hơn so với nano bạc đồng hợp kim (như trên đã phân tích).

Trung tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nanotech với nhiều năm chuyên nghiên cứu về công nghệ nano ứng dụng trong nông nghiệp chúng tôi có vài nhận xét đánh giá về khả năng ứng dụng và tính hiệu quả kinh tế của các dòng sản phẩm nano như sau:

Nano bạc: Trước kia khi nano bạc đồng hợp kim chưa được nghiên cứu ứng dụng thì nano bạc tỏ ra phổ biến và được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên trong 2-3 năm trở lại đây nano bạc đồng hợp kim đã cho thấy tính đặc hiệu khi sử dụng trên cây trồng vượt trội hơn hẳn so với nano bạc do đó nano bạc hiện nay được sử dụng trong lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi gia súc gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với dùng cho trồng trọt.

Nano bạc đồng hợp kim: Cho khả năng diệt nấm khuẩn mạnh mẽ, đặc biệt khi kết hợp với nano đồng oxyclorua chúng đem lại hiệu quả diệt nấm khuẩn cực mạnh, phổ rộng, có thể sử dụng trên nhiều đối tượng cây trồng từ cây rau hoa màu, cây lượng thực, cây ăn quả và cây công nghiệp. Do nano bạc đồng hợp kim đã khắc phục được nhược điểm của nano bạc đó là chúng hầu như rất bền và ít bị oxy hóa khử trong điều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng. Hiện nay Trung tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã nghiên cứu và thực nghiệm thành công 2 loại nano bạc đồng hợp kim dạng tích hợp:

Dạng 1: nano bạc đồng hợp kim plus (gọi tắt là nano Bạc Đồng Plus). Nano bạc đồng plus bao gồm các hạt nano bạc đồng hợp kim (Ag-Cu) kết hợp với nano canxi và nano kẽm.

Tác dụng cơ bản: Phòng trị bệnh do nấm khuẩn gây ra đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cây trồng, giúp cây trồng chống đổ ngã (bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng: Canxi và kẽm).

Dạng 2: Nano bạc đồng hợp kim super (gọi tắt là nano Bạc Đồng Super). Nano bạc đồng plus là sự kết hợp của nano bạc đồng hợp kim với nano silic siêu hoạt tính ở nồng độ cao (nano Si – 5000ppm). ở dạng nano bạc đồng super khi kết hợp với nano đồng oxyclorua chúng sẽ tạo nên khả năng diệt nấm, khuẩn và virus cộng hưởng. Ngoài ra nano silic còn ức chế, kìm hãm sự phát sinh, phát triển của nấm gây bệnh, làm tăng sức đề kháng của cây trồng, hạn chế chích hút của côn trùng.

Nói chung tùy điều kiện thời tiết, tùy đối tượng cây trồng và loại bệnh mà chúng ta có thể lựa chọn nano bạc đồng plus hay nano bạc đồng super kết hợp với nano đồng oxyclorua trong việc quản lý dịch bệnh trên cây trồng.

Nano đồng oxyclorua: hoạt chất đồng oxyclorua đã được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong việc phòng trị bệnh do nấm gây ra trên cây trồng nói chung. Thực tế cho thấy hầu hết các thuốc có chứa đồng oxyclorua thường có tỷ lệ hàm lượng rất cao (ví dụ như thuốc Mancozeb chứa 38% đồng oxyclorua). Việc này sẽ gây ra các tác hại như: lượng hoạt chất lớn đôi khi gây ngộ độc cây, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như cháy lá, rụng hoa quả non. Ngoài ra còn gây ra lượng tồn dư trên nông sản sau thu hoạch. Tuy nhiên khi ở dạng nano (nano đồng oxyclorua) hàm lượng được giảm xuống vài chục đến vài trăm lần nhưng hiệu quả diệt nấm lại được tối ưu so với dạng truyền thống. Điều này làm triệt tiêu khả năng bị ngộ độc cây và ô nhiễm môi trường, không gây tồn dư kim loại nặng trên nông sản sau thu hoạch.

Vấn đề thứ ba: Chất lượng các dòng sản phẩm nano ứng dụng trong nông nghiệp

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh các dòng sản phẩm nano, bên cạnh đó tồn tại nhiều các sản phẩm nano kém chất lượng. Trên thị trường hiện nay nano bạc được làm giả, làm kém chất lượng chiếm tỷ lệ cao nhất (thường là dung dịch muối Bạc Nitrat – AgNO3). Chất lượng của các dòng sản phẩm nano dùng trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Kích thước hạt nano: các sản phẩm nano như nano bạc, nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua có tác dụng diệt nấm khuẩn mạnh mẽ. Tuy nhiên hiệu lực diệt nấm khuẩn của các hạt nano phụ thuộc vào kích thước hạt, kích thước hạt càng nhỏ khả năng diệt nấm khuẩn càng mạnh tuy nhiên khi hạt nano ở kích thước nhỏ thì chi phí sản xuất sẽ lớn hơn. Thông thường để đạt chất lượng cao, khả năng diệt nấm khuẩn mạnh thì các hạt nano phải đạt kích thước ở vào khoàng 8-20 nanomet (nm). Các hạt nano có kích thước lớn thường có hiệu suất diệt nấm khuẩn kém hơn. Trung tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao thường sản xuất các hạt nano ở các kích thước từ 8-25 nanomet (nm).

+ Dung môi chứa đựng các hạt nano: Để các hạt nano tồn tại trong thời gian dài các nhà khoa học cần phải tính toán và thiết kế chúng ở trong điều kiện chống oxy hóa khử, môi trường có hệ phân tán với mục đích chống keo tụ, giữ được chất lượng hat nano ở trạng thái tốt nhất. Trong quá trình bảo quản nếu môi trường không tốt các hạt nano có thể keo tụ lại tạo thành dạng khối lớn hơn làm giảm tác dụng diệt nấm khuẩn vốn có của hạt nano. Với công nghệ hiện đại, hiện nay chúng tôi có khả năng sản xuất ra các hạt nano bạc, nano bạc đồng dạng bọc PVP (nhằm tránh hiện tượng quần tụ, keo tụ các hạt nano).

Lưu ý: 

Hiện tượng táo bị thối rụng quả có thể là do ruồi vàng chích hút tạo vết thương hở, nấm khuẩn xâm nhiễm qua vết thương hở gây bệnh và tạo nên hiện tượng thối rụng quả. Để phòng trừ ruồi vàng hiệu quả bà con nên sử dụng chế phẩm nano bạc đồng plus kết hợp với chế phẩm B52USA (phun tiêu diệt ruồi vàng hại quả).

 

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99

Email: chuyengianongnghiep24h@gmail.com