Polyme vô cơ sẽ là một đột phá - cuộc CM trong lĩnh vực phân bón gốc. Tiết kiệm chi phí phân bón, tất nhiên tiết giảm luôn công bón phân, hạn chế thoái hóa đất, dễ dàng tăng OM trong đất đặc biệt chống hạn cho cây và giữ ẩm tốt cho đất phù hợp với nhưng nơi có điều kiện canh tác khó khăn như thiếu nước canh tác, vận chuyển phân bón khó khăn. Ngoài ra bà con sẽ ko pải lo mất phân bón qua đường bay hơi hoặc bị cố định trong đất. Khắc phục đc các nhược điểm của phân bón hóa học. Ước tính khả năng hấp thu dinh dưỡng của bộ rễ đối với các dạng phân hóa học vào khoảng 30-45% tùy tính chất đất và đk thâm canh. Do đó đây sẽ là giải pháp tối ưu- lâu dài cho nông nghiệp sạch - an toàn. Nó sẽ giải quyết phần lớn nhu cầu dinh dưỡng của cây đặc biệt Nó tỏ ra hiệu quả và kinh tế trên các nhóm cây có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, cây công nghiệp, hoa cây cảnh...vâng chúng tôi đã nghiên cứu thành công bước đầu các Mạch Polyme vô cơ, trên đó có thể "gắn" vào nó những gì cây cần - theo nhu cầu dinh dưỡng của cây, hạn chế tình trạng ngộ độc do thừa phân bón, cây trồng vì thế mà cũng ít sâu bệnh hơn.
Polyme vô cơ có nhiều loại tồn tại dưới dạng các hợp chất khác nhau của các nguyên tố Kim loại với Phi kim loại, Phi kim loại với Phi kim loại. Chúng liên kết với nhau tạo ra các mạch Polyme khác nhau. Một hỗn hợp gồm nhiều Polyme vô cơ được thiết kế thành nhiều lớp khác nhau mà ở đó mỗi lớp là một mạch polyme vô cơ. Trên mỗi mạch dài (polyme vô cơ) chúng tôi có thể “gắn” các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho cây trồng từ dinh dưỡng Đa lượng (N-P2O5-K2O),Trung lượng (Ca-Mg-S-SiO2) đến Vi lượng (Fe, Cu, Mn, Zn, B, Mo) theo một tỷ lệ nhất định phù hợp với từng nhóm cây trồng.
Vậy các Polyme vô cơ có vai trò như thế nào đối với dinh dưỡng cây trồng ?
Vai trò thứ nhất: Chủ động Bổ sung trực tiếp cân đối, đầy đủ và theo nhu cầu các nguồn dinh dưỡng dễ tiêu, dễ hấp thu cho cây qua bộ rễ, hạn chế mất dinh dưỡng qua các con đường khác nhau.
Chúng ta đã biết cây sinh trưởng, phát triển ổn định và bền vững là nhờ quá trình chăm bón, bổ sung dinh dưỡng qua rễ, lá. Tuy nhiên tùy điều kiện thời tiết, giai đoạn phát triển (thời điểm) và nhu cầu dinh dưỡng của cây chúng ta bón phân sao cho phù hợp. Nếu thiếu hoặc thừa, mất cân đối dinh dưỡng  thì cây trồng sẽ phát triển chậm, còi cọc, sức chống chịu và sức đề kháng kém, năng suất giảm, cây thiếu tính ổn định, thường phát sinh nhiều sâu bệnh…tuy nhiên với các mạch polyme vô cơ các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây được gắn trực tiếp trên mỗi mạch polyme (mỗi mạch sẽ được gắn một loại dinh dưỡng thiết yếu), chúng ta có thể tạo ra nhiều loại mạch tương ứng với nhiều nguyên tố dinh dưỡng khác nhau và như thế cây sẽ được bổ sung đầy đủ, đồng thời và cân đối dinh dưỡng. Khi cây được hấp thu đầy đủ, cân đối dinh dưỡng chúng sẽ phát triển tốt, cây khỏe mạnh, kháng sâu bệnh tốt.
Vai trò thứ hai: Hạn chế tình trạng thoái hóa bạc màu đất do lạm dụng phân bón hóa học đồng thời tiết kiệm chi phí phân bón gốc và công bón phân
Trên các mạch polyme vô cơ được gắn các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây, do đó chúng ta có thể điều chỉnh và kiểm soát được về định lượng các yếu tố dinh dưỡng sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. Qua đó kiểm soát được dư lượng phân bón gốc cho cây hạn chế tình trạng cây thừa/thiếu dinh dưỡng, giảm thiểu ngộ độc phân bón rễ, giúp bộ rễ phát triển ổn định.
Ngoài ra các nguyên tố dinh dưỡng trên mỗi mạch polyme sẽ có cơ chế nhả từ từ các nguyên tố dinh dưỡng cây cần nên hiệu lực bón phân kéo dài, giảm thiểu chi  phí công bón phân tới 30-60% (tùy nhóm cây trồng). Chẳng hạn đối với cây Măng Tây, trong quá trình chăm sóc bà con thường bón gốc NPK định kỳ 10-15 ngày/lần (bón vãi), tuy nhiên với lựa chọn bón polyme vô cơ qua gốc chúng ta bón định kỳ 40-50 ngày/lần. Với cây có múi và cây ăn quả nói chung 4-6 tháng/lần, cây công nghiệp 5-6 tháng/lần. Cây thanh long nếu dùng phân bón NPK truyền thống 15-20 ngày bón/lần thì nay sử dụng polyme vô cơ gốc chúng ta bón định kỳ 60-90 ngày/lần…
Đặc biệt polyme vô cơ có nhiều ưu điểm vượt trội so với các dạng phân bón truyền thống khác:
+ Không độc hại không gây ô nhiễm môi trường đất canh tác, hỗ trợ các vi sinh vật có lợi phát triển.
+ Bổ sung kịp thời đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu, hạn chế ngộ độc rễ, dinh dưỡng được nhả chậm từ các mạch polyme (phân bón hóa học thường gây ngộ độc nếu bón quá lượng, thường bị mất qua con đường bay hơi, rửa trôi, cố định trong đất ở dạng khó tan…).
Chẳng hạn đối với cây cam canh, bưởi diển cần bổ sung dinh dưỡng một cách từ từ, tránh “bốc mạnh”, với cam đường canh nếu bón phân không đúng thời điểm, không đúng nhu cầu, thừa hoặc thiếu đều ảnh hưởng đến sinh trưởng rễ, sinh trưởng quả và lộc. Trong thời kỳ cây ra hoa đậu quả (bắt quả non) nếu thừa các yếu tố đa lượng cây sẽ tiềm ẩn khả năng bật lộc dinh dưỡng, khi cây bật lộc dinh dưỡng đúng vào thời điểm quả non chúng thường bỏ quả (rụng quả).
Như vậy có thể nói điều tiết dinh dưỡng qua bộ rễ cho cây là một công việc cực kỳ quan trọng trong quy trình chăm sóc cây trồng nói chung. Việc bón thừa/thiếu, mất cân đối đều gây ra tác hại nặng nề với cây trồng, đất canh tác sẽ nhanh thoái hóa, hệ số sử dụng đất giảm dần, hiệu quả kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích thấp. Trong khi đó nền nông nghiệp nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển, với trình độ thâm canh cao do đất canh tác nông nghiệp dần bị thu hẹp. Ngoài ra dưới áp lực của thị trường - cần nông sản phẩm sạch, năng suất phải đi kèm với chất lượng nếu không muốn bị loại bỏ “cuộc chơi”. Phát triển nông nghiệp bền vững phải đi đôi với giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế cao do đó trong quá trình sản xuất nông nghiệp bà con nông dân cần đẩy mạnh công tác tìm tòi, ứng dụng có chọn lọc những tiến bộ khoa học mới với các khâu cần quan tâm:
+ Đất canh tác: cơ cấu cây trồng phù hợp với từng loại đất canh tác, có các biện pháp hạn chế thoái hóa đất trong quá trình chăm sóc cây trồng, canh tác theo hướng hữu cơ bền vững.
+ Giống: chọn lọc cây giống khỏe mạnh, chất lượng cao, có tính kháng sâu bệnh,…
+ Quản lý dịch sâu bệnh hại chủ động(x)
+ Tăng cường áp dụng KHKT trong lĩnh vực phân bón gốc, thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp lạc hậu (x). Hy vọng trong tương lai gần các mạch polyme hữu cơ như trên sẽ được bà con nông dân đón nhận.
Phạm vi sử dụng của polyme vô cơ: cây ăn quả - cây rau – cây hoa – cây công nghiệp
Mỗi nhóm cây trồng sẽ có quy trình sử dụng riêng biệt

ThS Phạm Công Khải - 0976 804 678 * 01235 99 85 99