Nhu cầu dinh dưỡng và nước tưới cho mắc ca giai đoạn phân hoá mầm hoa đến ra hoa đậu quả
Tỷ lệ đậu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố kỹ thuật trong quá trình chăm sóc mắc ca kinh doanh. Điều kiện cần ở đây là cây phân hóa mầm hoa đều, hoa trổ thoát, chùm hoa to khỏe, cuống lan đều, chùm hoa đủ dài, không uốn móc dị dạng. Để đạt được yêu cầu trên, chúng ta cần thực hiện đồng bộ, liên tục các giải pháp kỹ thuật sau:
Một là: Có chế độ chăm sóc hợp lý sao cho cây phát triển cân đối, khỏe mạnh trước khi bước vào giai đoạn ủ mầm hoa (không sâu bệnh, bộ rễ khỏe mạnh).
Hai là: Các đợt lộc cành cần được nuôi thành thục, tập trung theo đợt. Đợt cành thu cần nuôi tập trung và đồng đều, kết hợp thực hiện các giải pháp đưa cây vào trạng thái ngủ nghỉ ít nhất 30-45 ngày trước khi phân hóa mầm hoa (khu vực tây bắc vào tháng 11-12), hạn chế tình trạng phát sinh lộc đông đồng loạt (cho phép ở tỷ lệ dưới 15-20%).
Ba là: Chế độ phân bón cân đối, hợp lý, bón theo nhu cầu dinh dưỡng của cây, bón đúng thời điểm, đúng kỹ thuật.
Bốn là: Chế độ nước tưới hợp lý, duy trì độ ẩm đất phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cây. Thời kỳ cây mắc ca bắt đầu nhú mầm hoa cần tưới nước ngay, thiếu nước thời điểm này làm cho mầm hoa phát triển không đều, chùm hoa ngắn, nhỏ, uốn móc, dị dạng. Nước có vai trò quan trọng trong việc hòa tan và hấp thu dinh dưỡng nuôi cây, có liên quan đến quá trình hô hấp của rễ. Do đó hàng năm cần phải bổ sung phân hữu cơ, cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, bộ rễ phát triển khỏe mạnh.
Các chất dinh dưỡng khoáng muốn đi vào cây phải được hấp thu trên bề mặt rễ theo phương thức trao đổi ion giữa dung dịch đất và lông hút. Oxy trong đất được bộ rễ hấp thu để thực hiện phản ứng hô hấp, đồng thời thải ra khí CO2, lúc này CO2 kết hợp với nước trong đất tạo thành acid yếu H2CO3, do H2CO3 là acid yếu nên lập tức bị phân ly thành H+ và HCO3-.
CO2 + H2O --> H2CO3 --> H+ + HCO3-
Ion H+ chính là nguyên liệu để thực hiện phản ứng trao đổi với các cation, còn HCO3- trao đổi với các anion trong đất. Bản chất của quá trình hấp thu dinh dưỡng qua bộ rễ chính là sự trao đổi ion giữa bề mặt lông hút bộ rễ với dung dịch đất. Do đó để cây mắc ca phát triển cân đối, khỏe mạnh, hoa to khỏe, chức năng hạt phấn tốt cần thực hiện các biện pháp bón phân cân đối giữa phân vô cơ và hữu cơ, duy trì nước tưới hợp lý. Tuy nhiên cần lưu ý rằng thời kỳ tắt hoa, đậu quả non lượng nước tưới giảm dần so với thời điểm đầu phân hóa mầm hoa (thừa ẩm thời kỳ quả non cũng có thể gây rụng quả, do phản ứng tăng cường hình thành tầng rời cuống). Rất nhiều trường hợp chúng tôi quan sát thấy rằng các bông hoa trên chùm hoa tự rụng trước thời điểm thụ phấn, hoặc có thể thụ phấn được nhưng quá trình thụ tinh không hoàn thành do đó quả non không hình thành khiến phần lớn hoa rụng hàng loạt trước khi có quả non.
Nghiên cứu đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của mắc ca thời kỳ phân hóa mầm hoa, phát triển chùm hoa hoàn thiện (ứng dụng công nghệ nano)
Khi mắc ca bắt đầu bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa, thời điểm này nhu cầu dinh dưỡng của cây mắc ca khác với các giai đoạn trước đó. Mắc ca mang đặc điểm chung của họ Protaceae có rễ cọc kém phát triển, về cơ bản Mắc ca có kiểu rễ cụm dạng rễ chùm(rễ hút, rễ tơ mảnh yếu, cộng sinh kém với hệ vi sinh vật trong đất, dễ bị tổn thương bởi nấm phytophthora). Chính vì vậy việc bón phân ở cuối năm 3 rất quan trọng, từ khâu tác động cơ giới, phá váng, tạo rãnh, bón phân phải làm đúng kỹ thuật, đúng thời điểm, hạn chế tổn thương cơ giới bộ rễ kết hợp bón phân cân đối hợp lý, theo nhu cầu cây.
Thời kỳ mắc ca phân hóa mầm hoa cần phải duy trì độ ẩm đất thường xuyên, phù hợp, không để cây thiếu nước. Ngoài việc bón phân hữu cơ và NPK nên kết hợp bổ sung dinh dưỡng khoáng nano qua lá cho mắc ca ở thời kỳ phân hóa mầm hoa, phát triển mầm hoa (trước khi hoa rộ) với mục tiêu chăm sóc, thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa đồng đều, giúp cho hoa phát triển to khỏe, nâng cao sức sống hạt phấn, tăng tỷ lệ thụ phấn chéo.
Lá mắc ca có cấu trúc 2 mặt khác nhau, lỗ khí khổng và thủy khổng phân bố không đồng đều ở cả 2 mặt, lá có lớp cutin bảo vệ khá dày, sức căng bề mặt lớn (đặc biệt là mặt trên lá) do đó phân bón dạng Chelate thông thường khi phun qua lá sẽ không đạt hiệu quả hấp thu tối ưu. Vì vậy để nâng cao hiệu suất hấp thu dinh dưỡng qua lá, nên sử dụng các dòng chế phẩm dinh dưỡng cho cây ở dạng nano dễ hấp thu(được nghiên cứu chuyên dùng theo nhu cầu của mắc ca). Các hạt nano có kích thước siêu nhỏ bé, có thể bám trên các kẽ lá, hấp thu nhanh qua khí khổng và thủy khổng, không bị kết tủa mặt lá, hiệu suất hấp thu dinh dưỡng cao hơn, tốc độ hấp thu cũng lớn hơn so với các dạng phân bón lá được sản xuất theo công nghệ truyền thống (đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của mắc ca thời kỳ phân hóa mầm hoa – đậu quả non). Điều khác biệt ở đây là dinh dưỡng trung vi lượng được tạo ra ở kích thước nanomet (nm) giúp cho cây hấp thụ qua lá tốt hơn, hiệu suất cao hơn, kịp thời hơn. Ngoài ra việc sử dụng phun qua lá làm cho dinh dưỡng được vận chuyển nhanh hơn về cuống quả, giúp cuống quả phát triển ổn định, quả non đồng đều. Do đó việc xác định nhu cầu dinh dưỡng của mắc ca thời kỳ phân hóa mầm hoa đến đậu quả non rất quan trọng.
Bảng 1: Nhu cầu dinh dưỡng của mắc ca thời kỳ phân hóa mầm hoa, phát triển chùm hoa(dạng nano khoáng phun qua lá theo quy trình chuẩn)
Qua theo dõi thực tế tại Điện Biên, thời kỳ ra hoa đậu quả nấm bệnh tấn công kết hợp với việc mất cân đối dinh dưỡng, thiếu các nguyên tố trung vi lượng sẽ làm cho cuống mắc ca bị teo nhanh, hình thành tầng rời và rụng chỉ sau 1-3 ngày (tính từ thời điểm rụng cánh hoa). Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã xây dựng công thức nghiên cứu, có so sánh đánh giá giữa các công thức bón phân (qua gốc và lá), kết hợp ứng dụng công nghệ nano ở thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu quả. Sau 3 vụ liên tiếp triển khai, bước đầu đã cho hiệu quả khác biệt. Ở công thức nghiên cứu, tỷ lệ đậu quả và giữ quả cao hơn (ở dòng 816, 246, OC, 695, 842, 849), tỷ lệ đậu quả giai đoạn 1-2 cao hơn 50-80% so với công thức đối chứng (cuống quả phát triển lan đều, hạn chế nấm đen cuống, thối cuống, quả bóng khỏe, hiện tượng nứt dọc cuống và nứt quả rất thấp không đáng kể, không có ý nghĩa thống kê).
Bảng 2: Hiệu quả của công nghệ nano trên mắc ca kinh doanh
Tỷ lệ đậu quả giai đoạn 2 (quả tương đối ổn định)
Chế độ dinh dưỡng mất cân đối, nước tưới không hợp lý, thời tiết bất lợi là nguyên nhân gây nên hiện tượng nứt quả
Ghi chú:
+ Mỗi công thức đều được thực hiện trên 3 dòng trở lên, được nhắc lại 3 lần, triển khai 3 vụ liên tiếp từ 2019 – 2021.
+ Tỷ lệ đậu quả giai đoạn 1: tính từ thời điểm sau tắt hoa 5-7 ngày, quả non đạt kích thước 3-4mm.
+ Tỷ lệ đậu quả giai đoạn 2: quả bắt đầu vào ổn định, quả đạt kích thước 0,7-1cm.
+ Tỷ lệ đậu quả được theo dõi đánh giá trên mỗi chùm quả, tỷ lệ đậu quả tính theo công thức: số quả thực tế tại thời điểm kiểm tra/tổng số vết cuống quả được hình thành trên lý thuyết (%).
+ Công thức nghiên cứu được phun nano Bạc Đồng Super, nano Canxi Super và Shellac Suger theo quy trình chuẩn (kết hợp phòng trị sâu hại và côn trùng chích hút ở cả 2 CT).
Tư vấn kỹ thuật, giải pháp ứng dụng công nghệ nano sinh học trên cây mắc ca
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99
Email: chuyengianongnghiep24h@gmail.com
Viết bình luận: