Phần 1: Nguyên nhân và triệu chứng bệnh vàng lá thối rễ trên cây mắc ca
1.1 Nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ, cây còi cọc chậm phát triển trên mắc ca
Nguyên nhân thứ nhất: Do đặc điểm thực vật học của bộ rễ cây mắc ca
Mắc ca thuộc họ Proteacaea, chi Macadamia, có nguồn gốc từ Úc, tên khoa học là Macadamia tetraphylla và Macadamia tegrifolia. Mắc ca mang đặc điểm chung của họ Protaceae có rễ cọc kém phát triển, hệ rễ tơ phát triển tập trung tầng mặt (tầng canh tác). Về cơ bản Mắc ca có kiểu rễ cụm, các rễ cụm này là các khối rễ con ở bên và hệ lông tơ tạo thành một bề mặt hấp thụ tỏa tròn có tâm là gốc cây. Kiểu rễ này làm cho chúng dễ bị tổn thương bởi nấm phytophthora cinnamomi, nấm Fusarium sp., nấm Pythium (gây thối rễ, vàng lá), rễ mắc ca ít có sự cộng sinh với nấm, vi sinh vật có ích. Bộ rễ Mắc ca chủ yếu phân bố trong tầng đất 0-70cm, trong đó 70-80% tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt (từ 0-30cm). Do đó trong quá trình chăm sóc, bón phân cho mắc ca cần phải bón đúng kỹ thuật, bón dựa vào tuổi cây, nhu cầu dinh dưỡng của cây và bón đúng thời điểm. Bón thừa, thiếu hoặc mất cân đối sẽ làm cây còi cọc chậm phát triển, cây thường bị nhiễm nấm bệnh, hiệu suất sử dụng phân bón không cao, ảnh hưởng kết cấu đất. Ngoài ra một số giống mắc ca, khi gặp nhiệt độ cao kéo dài, độ ẩm không khí thấp thường xảy ra hiện tượng cháy phiến lá gây bệnh bạc lá (lá mất diệp lục, mất màu xanh tự nhiên, điển hình là QN1). 
Qua nghiên cứu theo dõi trên nhiều giống mắc ca tại khu vực tây bắc chúng tôi thấy rằng bệnh vàng lá thối rễ trên mắc ca thường ghép với một số bệnh như đốm lá, bệnh thán thư, bệnh xì gôm chảy mủ thân cành, bệnh cháy lá, bệnh vàng khô đầu lá, bệnh chổi rồng do virus, nhiều trường hợp phát hiện thấy tuyến trùng hại rễ, thời kỳ sau trồng có thể bị sùng đất, mối tấn công bộ rễ.

Bệnh vàng lá thối rễ trên mắc ca, cây còi cọc chậm phát triển

Nguyên nhân thứ hai: Do tính chất sinh hóa của đất canh tác
Hàm lượng hữu cơ trong đất thấp, tỷ lệ sét cao, đất nghèo hữu cơ (OM<1%) làm cho bộ rễ tơ kém phát triển, đất thiếu oxy (ức chế quá trình hô hấp của bộ rễ), dinh dưỡng và nước từ dưới đất hấp thu kém gây ra hiện tượng phát triển gián đoạn của thân lá trên mặt đất, trong điều kiện này nếu gặp điều kiện nắng nóng kéo dài sẽ làm cháy vàng lá, cháy khô lá, các gân lá suy yếu (vàng), lá không tổng hợp được diệp lục (dẫn đến vàng lá). Thời điểm này nếu cộng thêm sự tấn công của sâu bệnh sẽ làm cho cây suy kiệt nhanh, bộ rễ già và khô, khó phát triển.
Nguyên nhân thứ ba: Do thiếu nước và bón phân không cân đối đầy đủ, không đúng chủng loại phân
Thiếu nước, khô hạn làm cho bộ rễ mất nước nhanh, cây mất sức sinh trưởng. Kết hợp với bón phân không cân đối đầy đủ làm cho cây còi cọc sinh trưởng chậm. Do bộ rễ mắc ca hầu hết là các rễ tơ phân bố tầng đất 0-30cm, do đó việc bón phân không cân đối, bón thừa/thiếu dinh dưỡng, bón không đúng kỹ thuật (bón quá gần rễ đều có thể làm cho lá mắc ca bị vàng lá, xoăn lá, xoăn các đọt non, nhiều trường hợp lá vàng do ngộ độc cấp tính phân khoáng NPK. Ngoài ra việc sử dụng không đúng chủng loại phân theo từng thời kỳ phát triển của cây cũng gây ra hiện tượng khô cây, rễ chậm phát triển, bộ rễ già nhanh, hiệu suất sử dụng phân bón thấp (phân có tỷ lệ kali cao, đạm thấp có thể làm cho cây bị khô thân, khô đọt, lá nhỏ chậm phát triển).
Nguyên nhân thứ tư: Do nấm khuẩn tấn công gây hại bộ rễ
Rễ mắc ca thường bị các chủng nấm tấn công: nấm Fusarium spp.,Nấm Pythium sp. và Phytophthora sp. Nấm bệnh gây thối rễ, vàng lá, hiệu suất hấp thu dinh dưỡng của bộ rễ kém đi (dinh dưỡng nuôi thân lá giảm sút nghiêm trọng, mất cân đối, gây cháy lá, vàng lá tùy mức độ nặng nhẹ của nấm bệnh). Ngoài ra quá trình thực hiện các thao tác kỹ thuật như làm cỏ gốc, tạo rãnh trước khi bón phân không đúng kỹ thuật làm cho bộ rễ bị tổn tương cơ giới qua đó làm tăng nguy cơ xâm nhiễm của nấm phytophthora sp. gây vàng lá thối rễ, bệnh xì mủ chảy gôm.

Mắc ca bị thối rễ do nấm tấn công, bộ rễ phát triển chậm, cây còi cọc

Nguyên nhân thứ năm: Do mối gốc, sùng đất hoặc tuyến trùng hại rễ
Mắc ca bị vàng lá, thối rễ, còi cọc chậm phát triển ngoài các yếu tố do điều kiện sinh thái (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, thiếu nước kết hợp các điều kiện chăm sóc chưa phù hợp) – còn nhóm nguyên nhân nữa là có thể do sự tấn công của mối ăn rễ, tuyến trùng và sùng đất hại rễ(đặc biệt thường xảy ra đối với nhóm cây mắc ca mới trồng dưới 6 tháng tuổi, thường gặp ở các tỉnh tây bắc, những nơi đất có thành phần cơ giới nhẹ, biện pháp kỹ thuật đào hố, bón phân lót chưa phù hợp,...).
Như vậy có thể nói mắc ca bị vàng lá thối rễ, cây còi cọc chậm phát triển có thể do nhiều nguyên nhân tổng hợp: tính chất lý hóa sinh của đất, điều kiện sinh thái (đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm), kỹ thuật chăm sóc chưa phù hợp (đào hố, bón phân,...), sâu bệnh hại,...

Nguyên nhân thứ sáu: Do kỹ thuật trồng cây chưa đúng, chưa phù hợp đặc biệt việc đặt bầu cây quá sâu làm cho bộ rễ bị nghẹt, bó rễ, thối rễ do hô hấp yếm khí (thiếu oxy).


1.2 Triệu chứng bệnh vàng lá thối rễ trên mắc ca
Cây còi cọc chậm phát triển, các đọt non phát triển chậm, có dấu hiệu đứng cây, lá nhỏ hẹp, lá chuyển màu vàng với các mức độ khác nhau tùy thời gian nhiễm bệnh. Quan sát trên thân cây: thân không được bóng khỏe, thân có thể bị khô nứt, phát triển không đồng đều. Quan sát bộ rễ chúng ta nhận thấy rễ phát triển phân bố hẹp, rễ ngắn, số lượng rễ tơ, rễ ngang phát triển rất ít, rễ có dấu hiệu hóa nâu -  đen,..

Một số hình ảnh cây mắc ca bị vàng lá thối rễ, cây còi cọc chậm phát triển:

Mắc ca rất mất cảm với các điều kiện thời tiết, sâu bệnh hại, phân bón (điển hình là dòng 816). Bộ rễ mắc ca có hệ rễ chùm cơ bản, rễ tơ, rễ ngang ăn nổi. Do đó khi bón phân cần phải xây dựng quy trình bón với liều lượng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cây. Việc bón phân không đúng kỹ thuật, sử dụng phân không đúng chủng loại, không phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cây đều ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây, đặc biệt bón thừa dinh dưỡng khoáng NPK, bón quá gần gốc sẽ gây nên tình trạng ngộ độc rễ cấp tính.

Cần tạo rãnh phù hợp trước khi bón phân cho mắc ca, độ sâu rộng của rãnh tùy thuộc vào tuổi cây, đường kính tán

Bệnh virus chổi rồng trên mắc ca

Phần 2: Giải pháp phòng trị bệnh vàng lá thối rễ trên cây mắc ca
2.1 Giải pháp phòng bệnh vàng lá thối rễ trên cây mắc ca (các giải pháp tổng hợp)
Để hạn chế hiện tượng cây mắc ca còi cọc, chậm phát triển, lá khô, lá nhỏ hẹp, cây yếu sức sống, thối rễ, vàng lá, lở cổ rễ chúng ta cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
Một là: trước khi trồng mắc ca cần khảo sát các điều kiện sinh thái như: nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm, tính chất lý hóa sinh của đất, độ dốc, độ cao so với mặt nước biển. Nhiệt độ và lượng mưa, điều kiện sinh thái nói chung có ảnh hưởng đến sinh trưởng của mắc ca, đặc biệt giai đoạn kinh doanh bắt quả. Thời kỳ ra hoa đậu quả nếu gặp nhiệt độ cao, mưa ẩm kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ đậu quả, khả năng nuôi dưỡng quả. Đất nghèo dinh dưỡng, tỷ lệ sét cao ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của bộ rễ, có thể gây nghẹt rễ, vàng lá thối rễ,...
Hai là: Trước khi trồng nên đào hố, xử lý hố, bón vôi nếu đất chua(pH < 5,5), kết hợp bón lót phân hữu cơ hoai mục. Lưu ý đào hố với kích thước vừa phải (50-60x50-60x50-60cm), hố đào quá to có nguy cơ tích trữ nước vào mùa mưa, gây thối nghẹt rễ, tốn công và chi phí. Nếu đất xấu sẽ cải tạo dần trong quá trình chăm sóc. Ngoài ra trong quá trình  trồng nên trồng nổi, vun gốc phủ kín cổ rễ, khi bón phân cần tạo tạo rãnh với độ sâu rộng phù hợp với tán cây cũng như sinh trưởng phát triển của bộ rễ.
Việc đào hố, bón phân lót phải thực hiện trước khi trồng ít nhất 30-45 ngày.
Để mắc ca phát triển thuận lợi, cần khảo sát, lựa chọn khu vực có các điều kiện sinh thái phù hợp với mắc ca trước khi trồng như: lựa chọn những nơi có đất giàu hữu cơ, giàu mùn, tầng đất dày ít nhất 70-80cm trở lên, pH đất 5,5-7, đất thoát nước tốt, tỷ lệ cát, sét ít, nhiệt độ trung bình năm 20-26oC, lượng mưa trung bình năm 1500-2500mm. Kết hợp với các biện pháp chọn giống, chăm sóc phù hợp (đào hố, bón phân, tưới tiêu nước, quản lý sâu bệnh hại tổng hợp).
Ba là: Cần thúc bộ rễ phát triển khỏe mạnh ngay từ giai đoạn sau trồng
Sau khi trồng bộ rễ mắc ca bắt đầu “tiếp đất, bén rễ”, giai đoạn này cây mắc ca rất mẫn cảm, sức cây còn yếu, sức sinh trưởng của đọt non phụ thuộc vào dinh trong bầu cây và dinh dưỡng dự trữ trong thân chính. Nếu đất nghèo hữu cơ, nghèo dinh dưỡng cây có thể phát triển đọt non tuy nhiên đọt cành nhỏ và yếu. Do đó để thúc rễ phát triển khỏe mạnh, giúp cây bật mầm cành to khỏe chúng ta nên sử dụng chế phẩm nano AKH super plus tưới gốc cho mắc ca, tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 -10 ngày (dùng 500ml chế phẩm nano AKH super plus pha với 200 lít nước tưới ẩm gốc, tưới 2 lần, 7-10 ngày/lần).
Sau khi tưới 2 lần chế phẩm nano AKH super plus, khi cây bật mầm, bộ rễ bắt đầu phát triển ăn ra khỏi bầu. Chúng ta cần bón bổ sung phân khoáng NPK 16-16-8 TE. Giai đoạn này ta nên bón đúng lượng, không bón thừa, bón với mục đích nhử bộ rễ phát triển càng rộng càng tốt, bón cho cây làm quen dần với phân NPK, khi bón nên bón cách xa gốc, bón rộng ra ngoài. Lưu ý nếu bón nhiều phân khoáng NPK vừa gây lãng phí, vừa làm ngộ độc rễ, các chồi mầm sinh dưỡng có thể bị xoăn đọt, lá co lại và uốn móc, dị dạng tùy theo mức độ ngộ độc phân bón. Thời kỳ sau trồng chú ý duy trì độ ẩm đất thường xuyên (65-80%), không để đất khô hạn. Bón phân theo các đợt lộc cành của cây mắc ca, kết hợp cắt tỉa điều chỉnh tán thông thoáng, tập trung dinh dưỡng nuôi cành cấp 1-2, không để cây phát triển quá cao, gây khó khăn trong quá trình chăm sóc sau này.


Ưu điểm vượt trội của chế phẩm nano AKH Super plus:
+ Các thành phần dinh dưỡng được sản xuất theo công nghệ nano nên hấp thu nhanh, hiệu quả toàn diện. Phù hợp với tưới nhỏ giọt công nghệ cao, dễ sử dụng. Nano AKH Super plus có chứa đầy đủ, cân đối các thành phần dinh dưỡng nên có thể thay thế hoàn toàn phân bón truyền thống thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
+ Sản phẩm không độc hại, không có chứa chất kích thích ngoại sinh.
+ Có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu NPK-S + trung vi lượng dễ hấp thu cho cây.
+ Giúp cây phục hồi nhanh, bộ rễ phát triển khỏe mạnh, cây bắn đọt nhanh hơn so với dùng các chế phẩm truyền thống.
+ Các nhóm dinh dưỡng Đa - Trung - Vi lượng trên được hấp thụ vào một mạch Polyme Silic (Polyme hóa Silic). Trên mạch Polyme Silic được gắn các nhóm dinh dưỡng khác nhau, đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình bón gốc hoặc phun qua lá. Do đó khi sử dụng chế phẩm nano AKH super plus qua lá sẽ hạn chế tình trạng ngộ độc cây ngay cả khi phun quá liều lượng ở thời kỳ cây trồng ra hoa đậu quả. Khi bón gốc nhóm dinh dưỡng NPK (Đạm - Lân - Kali) sẽ được nhả từ từ vào dung dịch đất, bổ sung dinh dưỡng cho bộ rễ một cách an toàn, không gây nên tình trạng ngộ độc rễ hay ngẹt rễ. Ngoài ra nano AKH super plus còn có nano đất hiếm, Humic, Fulvic giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh, rễ ăn sâu rộng, chống hạn, chống úng tốt. Một điều đặc biệt nữa là trong nano AKH super plus có tích hợp thành phần nano Silic SiO2, silic dễ hấp thu. Silic có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cây mắc ca từ lúc cây con sau trồng cho đến thời kỳ ra hoa đậu quả. Nano Silic giúp cây cây mắc ca tăng cường sức đề kháng, giảm các triệu chứng ngộ độc, thiếu và mất cân đối dinh dưỡng. Silic làm tăng tính chống chịu nóng cho cây mắc ca (chống chịu nhiệt cao, chống úng tốt). Có được điều này là do các cấu trúc bio-silic hóa có mặt trong lớp tế bào biểu bì, có hiệu quả trong việc làm mát lá cây nhờ cơ chế bức xạ hồng ngoại tầm trung (mid-IR) hiệu quả. Do đó, silic tạo ra một cơ chế vật lý chống lại điều kiện bất lợi về nhiệt, tăng khả năng chống chịu tia UV và các bức xạ từ ánh sáng mặt trời (sử dụng nano AKH super plus cho mắc ca giúp cây mắc ca chống nóng và chống úng tốt, các đọt non ít bị cháy táp lá, đặc biệt là dòng 816 dễ mẫn cảm với nhiệt độ cao, tia UV,..).

Sử dụng nano AKH Super plus cho mắc ca ngay sau khi trồng giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, bộ rễ thoát bầu tốt, cây bắn đọt cành nhanh, to khỏe, chống thối rễ vàng lá, hạn chế tối đa tình trạng nghẹt rễ, bó rễ.

Sau khi tưới nano AKH super plus mắc ca sinh trưởng phát triển ổn định, lá xanh dày tự nhiên, cây phát triền bền vững

2.2 Giải pháp khắc phục tình trạng mắc ca bị vàng lá thối rễ, cây còi cọc chậm phát triển 
Phân loại cây bị nặng nhẹ qua đó xây dựng quy trình, cách xử lý khác nhau sao cho phù hợp với tình trạng vàng lá, thối rễ của từng nhóm cây.
Các biện pháp kỹ thuật xử lý cây còi cọc, chậm phát triển, vàng lá thối rễ:
Biện pháp thứ nhất: Làm sạch cỏ xung quanh gốc kết hợp biện pháp cắt tỉa các cành bị vàng lá, còi cọc, hạ thấp chiều cao cây, tạo tán thông thoáng, loại bỏ cành tăm, cành nhỏ, cành khô yếu thiếu sức sống, chỉ giữ lại các cành khỏe, cành chính theo hướng lợi tán (lúc này cây đang yếu nên chỉ giữ lại 2-3 cành cấp 1, cành chính phát triển về các hướng khác nhau). Ngoài ra cần kiểm tra xem phần cổ rễ có bị đất lấp vùi quá sâu hay không, nếu có cần loại bỏ chỉ để 1 lớp đất mỏng vừa đủ phủ cổ rễ. Việc cổ rễ bị trộn vùi quá sâu sẽ tạo nguy cơ nghẹt rễ, thối rễ. 
Biện pháp thứ hai: Phục hồi sinh trưởng của rễ, thúc rễ phát triển khỏe mạnh, chống thối rễ, nghẹt rễ, bó rễ.
Dùng 500ml chế phẩm nano AKH Super plus kết hợp 500ml nano Bạc Đồng super pha với 200-250 lít nước tưới ẩm gốc, tưới 2-3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Nano bạc đồng super, nano đồng oxyclorua có khả năng tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây bệnh trên cả thân, lá và bộ rễ cây mắc ca. Ưu điểm của nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua khi tưới gốc là các hạt nano phân tán nhanh, sâu rộng, có cơ chế đặc thù diệt nấm khuẩn trong đất, trong mạch dẫn của bộ rễ mà không gây ngộ độc rễ và không ảnh hưởng đến môi trường đất. Nano AKH Super plus có tác dụng bổ sung dinh dưỡng đa trung vi lượng dễ tiêu cho cây mắc ca, chống thối rễ, nghẹt rễ, bó rễ, đồng thời thúc bộ rễ phát triển khỏe mạnh.
Sau khi tưới chế phẩm nano bạc đồng, nano AKH super plus 2-3 lần, cây sẽ bắn đọt non, phục hồi cây. Lúc này chúng ta cần triển khai bón phân hữu cơ cải tạo đất kết hợp phân khoáng NPK thúc nuôi cành, phục hồi sức sinh trưởng của bộ rễ.
Biện pháp thứ ba: Bón phân hữu cơ và vô cơ phục hồi sức sinh trưởng tổng thể cho cây. Trước khi bón cần tạo rãnh sâu 5-10cm, rộng 20-30cm bón mỗi gốc 10-15kg phân hữu cơ hoai mục kết hợp phân khoáng NPK 16-16-8(lượng phân bón tùy thuộc vào tuổi cây).
Lưu ý: Quá trình phục hồi cây còi cọc, vàng lá thối rễ cần thời gian ít nhất 20-45 ngày (tùy mức độ bệnh lý của cây), cần chú ý tưới tiêu nước phù hợp trong quá trình phục hồi cây, không để cây thừa hoặc thiếu nước, chủ động quản lý sâu bệnh hại tổng hợp.

Hiệu quả của chế phẩm nano AKH super plus khi áp dụng tưới gốc cho mắc ca - khắc phục bệnh vàng lá thối rễ, cây còi cọc chậm phát triển:

Sau khi tưới nano AKH super plus 5-10 ngày, cây có dấu hiệu phục hồi

 

Tư vấn kỹ thuật, giải pháp ứng dụng công nghệ nano sinh học trên cây mắc ca

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: chuyengianongnghiep24h@gmail.com