Nguyên nhân và giải pháp phòng trị bệnh đốm vàng lá, bệnh gỉ sắt, bệnh thán thư trên cây mít thái
Nguyên nhân, đặc điểm phát sinh phát triển bệnh đốm lá, gỉ sắt, thán thư trên cây mít thái và mít ruột đỏ
Sau các đợt bón phân, tưới nước cho mít. Các đọt non bắt đầu phát triển đồng loạt (theo đợt). Tại vị ví đọt non, lá non, lá bánh tẻ thường xuất hiện côn trùng chích hút như rệp, rầy, bọ trĩ, bọ xít muỗi. Sau khi chích chúng tạo thành các vết thương hở rất nhỏ chỉ bằng đầu kim, một thời gian sau nấm khuẩn (80-90% là nấm) sẽ xâm nhiễm và gây hại các bộ phận còn non (phần lớn là đỉnh sinh trưởng, nhiều trường hợp các lá bánh tẻ cũng bị gây hại ở mật độ cao). Tùy chủng nấm gây hại mà triệu chứng sẽ biểu hiện khác nhau. Khi bị nấm bệnh kết hợp côn trùng chích hút tấn công, lá non, đọt non thường bị xoăn, giòn, lá có màu vàng nhẹ, trên phiến lá xuất hiện các vết đốm lá hoại tử hình kim chân(kích thước nhỏ) có màu nâu, xám đến nâu đỏ. Bệnh nặng các vết đốm lá lan ra khắp mặt lá, triệu chứng bệnh thưởng biểu hiện ở mặt dưới lá(do khởi phát côn trùng chích hút tập trung ở mặt dưới của lá, mặt trên lá được bảo vệ bằng một lớp cutin khá dày). Nhiều trường hợp cây mít bị ghép nhiều loại nấm bệnh khác nhau làm cho quá trình kiểm soát, trị bệnh khó khăn hơn, tốn nhiều công và chi phí. Bệnh có xu hướng lây lan mạnh, nếu không được kiểm soát sớm. Bệnh đốm lá, gỉ sắt, thán thư trên mít thái và mít ruột đỏ thường gây hại mạnh vào thời điểm cây dưới 1 năm tuổi, đặc biệt là sau trồng 1-5 tháng. Do đó quá trình chăm sóc cần có các giải pháp phòng trị phù hợp và hiệu quả, tránh lây lan thành dịch trên diện tích lớn.
Giải pháp phòng trị bệnh đốm lá, thán thư, gỉ sắt trên cây mít thái và mít ruột đỏ:
Giải pháp phòng bệnh:
+ Chuẩn hóa các khâu trồng ngay từ đầu (đào hố, bón phân lót, xử lý hố trước khi trồng, không nên đào hố quá to có thể gây ứ đọng nước, ảnh hưởng đến sinh trưởng bộ rễ).
+ Bón phân cân đối, đầy đủ theo giai đoạn(đặc biệt sau khi trồng nên tưới chế phẩm nano AKH Super plus thúc bộ rễ phát triển khỏe mạnh, cây cân đối). Quá trình chăm sóc cây mít cần quan tâm bổ sung các nhóm dinh dưỡng trung vi lượng: Ca, B, Mg, Si, Zn, Cu, Fe, Co (kháng bệnh tốt, đặc biệt là nấm).
+ Sau khi trồng 20-30 ngày, đọt non phát triển cần phun phòng côn trùng chích hút lá non, đọt non (bọ trĩ, rệp, rầy, bọ xít muỗi). Cần kiểm tra thường xuyên để khống chế côn trùng chích hút kịp thời.
+ Tiêu diệt nấm khuẩn, không để chúng phát sinh, phát triển mạnh: Dùng 500ml nano Đồng Oxyclorua kết hợp 500ml nano Bạc Đồng Super pha 200- 300 lít nước phun đều tán lá, 2 mặt lá, tập trung mặt dưới lá (phun ngược), phun định kỳ 2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày (đặc biệt là các đợt phát triển đọt non).
Trị bệnh đốm lá, gỉ sắt, thán thư trên cây mít thái, mít ruột đỏ:
Khi cây có dấu hiệu bệnh, biểu hiện bệnh nặng cần phun kiểm soát, dập dịch, kết hợp quản lý côn trùng chích hút hiệu quả (sử dụng các hoạt chất trị côn trùng chích hút: profenofos, Alpha Cypermethrin kết hợp Acetamiprid hoặc Chlorpyrifos Ethyl kết hợp Alpha Cypermethrin).
Diệt nấm bệnh gỉ sắt, thán thư, đốm lá: Dùng 500ml nano Đồng Oxyclorua kết hợp 500ml nano Bạc Đồng Super cộng thêm 500ml nano Bạc Đồng Plus pha 200 lít phun đều tán lá, 2 mặt lá, tập trung mặt dưới lá, phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Ưu điểm của công nghệ nano là: diệt nấm khuẩn nhanh, mạnh, không kháng thuốc, không gây ngộ độc cây.
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99
Email: nanobacsuper@gmail.com
Viết bình luận: