1.Bệnh sương mai trên cây dưa (dưa chuột, dưa lưới)

1.1 Triệu chứng bệnh sương mai dưa chuột, dưa lưới

Bệnh sương mai gây hại trên tất cả các bộ phận của cây như thân, lá, quả tuy nhiên bệnh gây hại chủ yếu trên lá.

Triệu chứng bệnh sương mai dưa lưới, dưa chuột trên lá: Trên lá vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ không màu hoặc màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu vàng đến nâu nhạt, hình tròn, đa giác. Vết bệnh thường nằm rải rác trên lá hoặc nằm dọc các gân lá, vết bệnh có góc cạnh không định hình. Mặt dưới vết bệnh thường hình thành một lớp nấm mốc màu trắng xám đó là các cành bào tử phân sinh của nấm gây bệnh. Khi bệnh nặng, nhiều vết bệnh hợp lại thành vết lớn, gây rách nứt các mô tế bào bị bệnh, thậm chí là biến dạng, cây phát triển yếu, rụng lá và chết.

1.2 Nguyên nhân gây bệnh sương mai trên họ bầu bí

Bênh do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra. Sợi nấm hình ống, đơn bào, phân nhánh nằm len lỏi giữa các tế bào hình thành vòi hút để hút các chất dinh dưỡng và tạo thành cành bào tử phân sinh chui qua lỗ khí ra ngoài. Nấm phát triển mạnh trong điều kiện có độ ẩm cao.

1.3 Cách phòng trị bệnh sương mai trên cây dưa lưới, dưa leo

Phòng bệnh: Bón phân cân đối qua lá và gốc, không để cây thừa đạm, thừa ẩm. Độ ẩm đất cao bão hòa thường phát sinh mạnh nấm gây bệnh.

Phun qua lá: Dùng 40ml nano AKH super plus pha với 20 lít nước phun đều thân lá, định kỳ 7-10 ngày/lần.

Phòng bệnh chủ động: Dùng 40-50ml nano đồng oxyclorua kết hợp 40-50ml nano bạc đồng super pha với 15-20 lít nước phun đều thân lá, định kỳ 7 ngày/lần.

Thời kỳ cây nhiễm bệnh: Dùng 60-80ml nano đồng oxyclorua kết hợp 50ml nano bạc đồng super + 40ml nano Silic pha với 15-20 lít nước phun đều thân lá, định kỳ 7 ngày/lần. Lưu ý phun duy trì và tăng dần nano đồng oxyclorua. Sau khi kiểm soát được bệnh nên phun phòng bệnh.

2.Bệnh héo xanh vi khuẩn cây dưa lưới, dưa leo

Bệnh héo xanh là một loại bệnh gây hại phổ biến trên các cây trồng thuộc họ cà và họ bầu bí. Bệnh do vi khuẩn gây ra, khi cây biểu hiện triệu chứng bệnh héo xanh điều đó có nghĩa vi khuẩn đã tấn công vào mạch dẫn và lúc này gần như không có thuốc đặc trị để phục hồi cây, do đó biện pháp hiệu quả nhất là phòng bệnh chủ động.

Các nhóm cây trồng có thể bị nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn: dưa lê, dưa chuột, dưa hấu, dưa lưới, khoai tây, cà chua, ớt, lạc...

2.1 Triệu chứng bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây dưa lưới, dưa lê, dưa chuột (họ bầu bí)

 Bệnh héo xanh xuất hiện từ giai đoạn cây con đến giai đoạn cây trưởng thành (giai đoạn trước hoặc sau ra hoa 5-7 ngày). Ở giai đoạn cây con, chúng ta thấy toàn bộ lá héo rũ nhanh chóng đột ngột, lá tái xanh và cây khô chết dần. Trên cây trưởng thành lúc đầu thấy 1-2 cành (nhánh) có lá bị héo rũ, sau một vài ngày toàn thân cây héo xanh. Trên thân vỏ vẫn còn màu xanh xen lẫn những vết sọc nâu chạy dọc thân, phần phía gốc cây bị bệnh trở nên xù xì, thân vẫn chắc. Cắt ngang thân cây, thân cành nhìn rõ bó mạch dẫn, mô xylem có màu nâu sẫm, bên trong bó mạch chứa đầy dịch nhờn vi khuẩn. Vi khuẩn xâm nhiễm và tấn công vào bó mạch xylem (mạch dẫn) làm tắc nghẽn mạch dẫn, dinh dưỡng từ dưới bộ rễ không vận chuyển lên phía trên được do đó cây bị héo xanh do mất nước và mất dinh dưỡng đột ngột.

Bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây dưa lưới

2.2 Nguyên nhân gây bệnh héo xanh trên cây họ bầu bí

Bệnh héo xanh khoai tây do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra (là loài vi khuẩn đất ký sinh thực vật thuộc họ Pseudomonasdaceae, bộ Pseudomonasdales). Vi khuẩn hình que, kích thước 0,5 – 1,5micoromet, vi khuẩn sống hảo khí có khả năng chuyển động nhờ lông roi ở đầu, mỗi vi khuẩn thường có 1-3 lông roi.

2.3 Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh héo xanh vi khuẩn

Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây bệnh cho cây bằng cách xâm nhiễm vào rễ, thân cuống lá qua các vết thương cơ giới do quá trình chăm sóc (nhổ cây khi trồng đại trà); quá trình vun xới làm tổn thương rễ hoặc do côn trùng, tuyến trùng gây hại tạo các vết thương hở. Ngoài ra vi khuẩn cũng có thể xâm nhiễm vào cây qua các lỗ hở tự nhiên, qua bì khổng trên củ khoai tây.

Khi vi khuẩn xâm nhiễm vào rễ, chúng nhanh chóng lan tới các bó mạch dẫn xylem, sinh sản và phát triển trong đó. Tại đây vi khuẩn Pseudomonas solanacearum sản sinh ra các enzym pectinaza, cellulaza để phân hủy mô và sinh ra các độc tố ở dạng Exopolysaccarit (còn gọi là EPS) và Lipopolysaccarit (LPS). Các chất độc tố này vít tắc mạch dẫn (xylem) qua đó cản trở sự vận chuyển nước, dinh dưỡng trong cây dẫn tới hệ quả là cây bị héo nhanh chóng khi thân lá vẫn còn màu xanh.

Trên đồng ruộng bệnh héo xanh vi khuẩn khoai tây truyền lan từ cây này sang cây khác nhờ tưới nước, mưa, gió hoặc qua các nông cụ chăm sóc cây (vun xới). Ngoài ra tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne incognita có trong đất gây hại bộ rễ cũng làm cho bệnh phát triển và lây lan mạnh.

Bệnh phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, mưa gió, đất trũng, ẩm độ thường xuyên cao nhất là trên đất cát pha, thịt nhẹ hoặc đất chuyên canh, độc canh các cây trồng cùng họ cà. Nhiệt độ tối thích để vi khuẩn phát triển thuận lợi từ 29-32oC.

2.4 Biện pháp phòng trị bệnh héo xanh vi khuẩn

Đối với cây trồng ngoài đồng ruộng: Cần thực hiện các biện pháp bón phân cân đối, bót lót phân hữu cơ hoai mục có ủ nấm đối kháng. Trong quá trình chăm sóc cây nên hạn chế tạo các vết thương hở (rễ, thân lá). Không trồng cây họ cà, họ bầu bí liên tiếp nhiều vụ trên cùng đất canh tác, nên luân canh cây khác họ, tưới tiêu nước phù hợp và kịp thời cho cây.

Lưu ý bón phân, tưới nước phù hợp cân đối với từng giai đoạn phát triển của cây, trong nhiều trường hợp bệnh héo xanh có thể ghép với bệnh thối rễ, lở cổ rễ, bệnh sương mai...

Phòng bệnh héo xanh vi khuẩn ứng dụng công nghệ nano:

Các chế phẩm nano bạc đồng hợp kim, nano đồng oxyclorua có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây héo xanh. Nano đồng oxyclorua sản sinh ra Clo và Oxy nguyên tử có tính oxy hóa mạnh tiêu diệt các bào tử nấm bệnh, phá vỡ cấu trúc màng ngoài của vi khuẩn héo xanh. Nano bạc đồng hợp kim có ưu việt là kích thước hạt nhỏ có khả năng lưu dẫn và tấn công tế bào vi khuẩn, bám hút lên tế bào vi khuẩn bằng lực hút tĩnh điện, tại đây chúng tiêu diệt tế bào vi khuẩn theo cơ chế đặc thù.

Công thức phun phòng bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây dưa và họ bầu bí:

Dùng 40-50ml nano đồng oxyclorua kết hợp 60-70ml nano bạc đồng super pha với 15-20 lít nước phun đều thân lá, định kỳ 7-10 ngày/lần.

Tưới gốc phòng bệnh héo xanh: Dùng 400-500ml nano đồng oxyclorua kết hợp 600-700ml nano bạc đồng super pha với 150-200 lít nước tưới mỗi gốc 300-500ml dung dịch đã pha, tưới 3 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày. Ngoài ra có thể bổ sung thêm nano silic (500ml/300 lít nước).

Bổ sung cân đối đầy đủ dưỡng chất qua lá: Dùng 40ml nano AKH super plus pha với 20 lít nước phun đều thân lá, 7-10 ngày/lần.

Giải pháp đặc trị bệnh héo xanh vi khuẩn(cây đã xuất hiện triệu chứng bệnh héo xanh ở tỷ lệ 1-3%):

Khi vi khuẩn đã xâm nhiễm vào mạch dẫn, cây đã có triệu trứng héo xanh thì ta nên tiêu hủy ngay, hạn chế lây lan. Do đó khi trong vườn đã có lác đác vài cây bị héo xanh chứng tỏ đã có vi khuẩn héo xanh tồn tại, có thể một số cây khác chưa biểu hiện bệnh do vi khuẩn chưa xâm nhiễm vào mạch dẫn thông qua bộ rễ. Vì vậy thời kỳ cây dưa bị nhiễm héo xanh bà con nên áp dụng các kỹ thuật sau đây:

+ Kiểm soát nước tưới và độ ẩm đất. độ ẩm đất bão hòa, dưa thừa thường cây dưa và họ bầu bí nói chung sẽ nhiễm thêm bệnh sương mai do nấm, bệnh thối rễ lở cổ rễ. Khi cây bị héo xanh vi khuẩn nên chủ động sử dụng công thức phun thuốc trị cả các nhóm bệnh do nấm, hạn chế ghép bệnh.

+ Hạn chế bón phân gốc đặc biệt là đạm (cần cân đối dinh dưỡng và tăng cường bổ sung dưỡng chất qua lá bao gồm cả các yếu tố vi lượng và siêu vi lượng): Dùng 30ml nano AKH super plus kết hợp 40ml nano Silic pha 20 lít nước phun qua lá, kết hợp tưới gốc định kỳ 7-10 ngày/lần. Nano Silic có tác dụng làm tăng tính bền vững của thành tế bào, kháng nấm tốt, hạn chế xâm thực của vi khuẩn qua bộ rễ và các tế bào khí khổng, thủy khổng trên thân lá cây.

+ Tiêu diệt nấm bệnh và vi khuẩn héo xanh trước khi chúng xâm nhiễm vào cây:

Tưới gốc: Dùng 500-800ml nano đồng oxyclorua kết hợp 600-800ml nano bạc đồng super pha với 150-200 lít nước tưới mỗi gốc 300-500ml dung dịch đã pha, tưới 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.

Phun đặc trị bệnh qua thân lá cây: Dùng 50-70ml nano đồng oxyclorua kết hợp 60-70ml nano bạc đồng super pha với 15-20 lít nước phun đều thân lá, định kỳ 5 ngày/lần, phun ít nhất 2-3 lần, sau đó chuyển qua công thức phun phòng bệnh như trên đã hướng dẫn.

3. Bệnh phấn trắng gây hại cây dưa lưới, dưa lê, dưa chuột

Bệnh phấn trắng gây hại phổ biến trên hầu hết các cây trồng thuộc họ bầu bí (bầu, bí, dưa hấu, dưa bở, dưa chuột và dưa lưới) và họ đậu đỗ. Bệnh gây hại trên lá tạo nên lớp phấn trắng bao phủ toàn bộ lên bề mặt lá cây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp, làm rụng lá, cây sinh trưởng phát triển chậm, giảm năng suất rõ rệt (20-50%) tùy mức độ và tỷ lệ nhiễm bệnh.

3.1 Triệu chứng bệnh phấn trắng trên dưa lưới

Bệnh nấm phấn trắng trên dưa lưới gây hại tất cả các bộ phận của cây. Bệnh phát sinh phát triển và phá hại ngay từ thời kỳ cây con. Khi mới phát sinh, vết bệnh trên lá ban đầu là những mảng nhỏ mất màu xanh chuyển sang màu vàng, có bao phủ một lớp phấn màu trắng dày như bột phấn, bao chùm lên toàn bộ phiến lá. Khi nhiễm bệnh lá chuyển sang màu vàng, lá khô và dễ rụng. Bệnh nặng lớp phấn trắng lan xuống cả thân, cành và hoa làm cho hoa bị khô chết. Cây bị nhiễm bệnh phát triển kém, năng suất giảm nghiêm trọng.

3.2 Nguyên nhân gây bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng do nấm Erysiphe cichoarcearum gây ra. Đây là loài nấm túi, ký sinh chuyên tính. Sợi nấm bám dày đặc trên bề mặt lá tạo các vòi hút chọc sâu vào trong tế bào cây ký chủ hút các chất dinh dưỡng. Cành bào tử nấm phân sinh thẳng góc với sợi nấm, không phân nhánh, không màu. Bào tử phân sinh hình trứng hoặc bầu dục, đơn bào, không màu, kích thước 5-7micromet.

3.3 Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh phấn trắng bầu bí

Trong thời kỳ sinh trưởng, bệnh phấn trắng lây lan bằng bảo tử nhờ không khí và gió. Bào tử nấm phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 22-25oC, độ ẩm không khí cao. Trong một số trường hợp nấm vẫn có thể phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện khô hạn. Sợi nấm và quả thể tồn tại trên tàn dư cây bệnh. Nhìn chung trong điều kiện ánh sáng yếu, ẩm cao, nhiệt độ từ 24-25oC, cây kém chăm sóc, mất cân đối dinh dưỡng rất dễ nhiễm bệnh nấm phấn trắng.

3.4 Giải pháp phòng trị bệnh nấm phấn trắng hại dưa lưới (họ bầu bí nói chung):

Giải pháp phòng bệnh nấm phấn trắng trên dưa lưới, dưa leo, dưa lê:

+ Dinh dưỡng cân đối đầy đủ, không để cây thừa thiếu dinh dưỡng, bổ sung dinh dưỡng theo nhu cầu của cây (từng giai đoạn).

+ Phun phòng định kỳ chế phẩm nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua: Dùng 50ml chế phẩm nano bạc đồng plus kết hợp với 50ml nano đồng oxyclorua pha với 20 lít nước phun đều lên tán lá, định kỳ 10-15 ngày/lần.

Giải pháp đặc trị bệnh nấm phấn trắng trên cây họ bầu bí:

Khi cây đã xuất hiện triệu chứng bệnh, bà con sử dụng 50-80ml chế phẩm nano bạc đồng super kết hợp với 80-100ml nano đồng oxyclorua pha với 16-20 lít nước phun đều lên tán lá, định kỳ 3-5 ngày/lần, phun 2-3 lần liên tiếp triệu chứng bệnh sẽ giảm (tỷ lệ khỏi bệnh lên tới 80-95%). Sau khi kiểm soát được bệnh bà con nên phun phòng bệnh định kỳ.

Ngoài ra bà con nên bổ sung thêm nano silic qua lá và gốc trong quá trình chăm sóc cây họ bầu bí. Nano silic dễ hấp thu, hiệu quả kháng nấm cao.

Silic có tác dụng tăng hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng vi lượng, nâng cao khả năng kháng nấm, hạn chế nấm khuẩn gây bệnh, tăng tính chống chịu của cây, cây phát triển bền vững.

Vai trò của nano Silic siêu hoạt tính nồng độ 15000ppm

+ Nano Silic có tác dụng ngăn ngừa nấm gây bệnh, hạn chế côn trùng chích hút gây hại: Silic tích tụ trong cây dưới lớp biểu bì và tạo thành một lớp kép, làm cho lá cây dày hơn. Việc chuyển đổi từ Si(OH)4 thành SiO2 ở trong các tế bào của lá làm hạn chế nấm tiếp cận và do đó bảo vệ cây trồng khỏi bị nhiễm nấm. Những nghiên cứu trên cây dưa chuột cho thấy Silic làm tăng hoạt tính của các enzym chitinase, polyphenol oxidase, và peroxidase qua đó làm giảm tình trạng nhiễm nấm Pythium. Silic bảo vệ lúa mì và lúa mạch khỏi sự tấn công của nấm blumeria graminis và bảo vệ gạo khỏi nấm Pyricularia oryzae-thường gây ra bệnh đạo ôn lúa. Silic không chỉ tạo ra sức đề kháng chống lại bệnh nấm mà còn hạn chế sự tấn công của sâu hại như sâu đục thân và rầy (sâu đục thân, nhện lá, sâu xanh, sâu tơ…).

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy khi sử dụng chế phẩm nano silic tưới gốc kết hợp phun qua lá cho cây dưa lưới, dưa leo giúp cây phát triển cân đối hạn chế nấm bệnh, ngăn ngừa từ xa bệnh héo xanh vi khuẩn, nứt thân chảy nhựa, chống nứt quả trên dưa lưới. Ngoài ra khi sử dụng nano silic phun qua lá chúng tôi nhận thấy rằng bệnh nấm phấn trắng trên dưa lưới giảm đáng kể, một số trồng trong điều kiện nhà lưới gần như không thấy phát hiện bệnh phát triển.

+ Silic có tác dụng làm tăng cường sức chống chịu của hạt phấn, nâng cao tỷ lệ đậu quả ở một số cây ăn quả khó tính (cây có múi, bơ, sầu riêng)

Theo nhiều nghiên cứu gần gây Silic khi được kết hợp với Ca, Mg và Bo ở thời kỳ phân hóa mầm hoa, đậu quả non bằng phương pháp phun qua lá chúng tôi nhận thấy rằng cấu trúc hoa to khỏe hơn, đồng đều, hoa nở tập trung, đặc biệt trong điều kiện tự nhiên bất lợi (mưa kéo dài, ẩm cao, nhiệt độ cao) sức sống của hạt phấn kéo dài, nâng cao tỷ lệ đậu quả. Điều này được thấy rõ ở các mô hình sử dụng đối chứng trên cây có múi (cam, bưởi), cây bơ và cây sầu riêng.

Thời kỳ hoa nở rộ phấn hoa và nhụy cái giàu chất dinh dưỡng (axít amin, mật) nên chúng thường thu hút côn trùng và nấm khuẩn gây bệnh hại hoa. Tuy nhiên hầu hết các vườn cây ăn quả khi được xử lý phun nano bạc đồng hợp kim, nano bạc kết hợp với nano Silic-Canxi chúng tôi thấy rằng tỷ lệ đậu quả cao hơn so với đối chứng đồng thời tỷ lệ nhiễm nấm bệnh gây thối hoa, nấm mốc hoa, đen cuống giảm tới 85-90% so với đối chứng.

Ngoài ra Silic còn làm tăng khả năng chống chịu và làm giảm tác động tiêu cực của kim loại nặng, kim loại có tính độc hại; Silic làm tăng tính chống chịu nóng cho cây trồng (chống chịu nhiệt cao); Silic tăng khả năng chống chịu tia UV và các bức xạ mặt trời ở thực vật...

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com