Măng tây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong măng tây có chứa nhiều chất đạm, chất xơ, chất khóang, canxi và nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin C. Măng tây chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa, phòng trị các bệnh tiểu đường, bệnh ung thư, bệnh tim mạch rất hữu hiệu. Ngoài ra, măng tây còn có khả năng tăng cường sinh lực, chống béo phì và chống lão hóa da.

Măng Tây – tên khoa học là Asparagus – thuộc dạng cây trồng lâu năm, dạng bụi, thân thảo. Măng tây có 2 loại là măng tây trắng và măng tây xanh. Măng tây phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ 24-26oC. Măng tây có khả năng chịu được rét, nhưng khi nhiệt độ xuống dưới 10oC măng ngừng sinh trưởng. Măng tây trồng được cả ở vùng đồng bằng và miền núi. Ở độ cao 600-900m so với mực nước biển, măng tây cho năng suất cao hơn.Hiện nay măng tây được trồng tại nhiều vùng trong cả nước ở mức độ nhỏ lẻ, tuy nhiên mức độ phổ biến chưa rộng do yêu cầu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây khó hơn, đầu tư ban đầu cao hơn. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nguồn măng tây chất lượng cao đang còn thiếu cung do đó việc phát triển măng tây trong nhiều năm tới sẽ là hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tuy nhiên cần phát triển măng tây theo quy hoạch vùng, đảm bảo đầu ra chất lượng tốt, có thị trưởng tiêu thụ ổn định và tăng trưởng qua từng năm.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây

1.Chuẩn bị vườn ươm cây con (cây giống)

Để cây măng tây phát triển thuận lợi bà con cần làm vườn ươm cây con trước khi đem trồng tại ruộng sản xuất đại trà.

Bước 1: Chuẩn bị đất vườn ươm (gieo hạt giống)

Đất vườn ươm cần được thiết kế cao, thoát nước, đất được cày ải phơi khô sau đó làm nhỏ. Chọn loại đất thích hợp làm vườn ươm như: đất cát pha, đất phù sa, đất giàu hàm lượng mùn hữu cơ,..những nơi có đất sét, đất phèn mặn không nên trồng măng tây. Đất gieo hạt giống cần được bón lót phân hữu cơ hoai mục kết hợp với tro bếp, xơ dừa hoặc trấu hun sao cho đảm bảo tỷ lệ đất 60-75%, tỷ lệ phân hữu cơ hoai mục, xơ dừa, trấu hun, tro bếp chiếm 25-40% (tùy điều kiện từng vùng). Các loại phân hữu cơ hoai mục, tro bếp nên bón lót trước khi gieo hạt từ 15-20 ngày (nếu đất chua có pH < 6 cần bón vôi với lượng 20-30kg vôi bột/400m2).

Trước khi gieo hạt giống 2-3 ngày tiến hành làm các công việc sau:

+ Duy trì độ ẩm đất giao động từ 60-80%, độ pH đất từ 6,5-7,5.

+ Xử lý nấm khuẩn trong đất trước khi gieo hạt giống: Dùng 100ml chế phẩm nano bạc đồng plus kết hợp với 100ml chế phẩm nano đồng oxyclorua pha với bình 20-25 lít nước phun ẩm lên đất, xử lý 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 1-2 ngày(trước khi gieo hạt giống). Chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua có tác dụng diệt nấm khuẩn trong đất theo cách an toàn nhất, không gây ngộ độc cho cây, không tồn dư các chất độc hại, không làm bó rễ...(chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua tiêu diệt nấm Fusarium, phytophthora, pytium – các loại nấm gây thối rễ và lở cổ rễ).

Bước 2: Chuẩn bị giống, ngâm ủ hạt giống và gieo hạt giống

Ở Việt Nam thường trồng giống măng tây có nguồn gốc từ Mỹ, cần chọn hạt giống có chất lượng tốt, hạt mẩy đồng đều, còn thời hạn sử dụng.

Cách ngâm ủ hạt giống: măng tây trước khi ngâm ủ cần được rửa sạch bằng nước ấm. Sau đó ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh(nhiệt độ từ 42-48oC) trong thời gian từ 20-24h. Trong thời gian ngâm 24h, cứ 4-5 tiếng bà con thay nước và chà sát nhẹ hạt một lần. Sau mỗi lần chà sát tiếp tục ủ trong ngăn ẩm cho đến khi hạt hút no nước và nứt nanh chuẩn bị nảy mầm.

Khi hạt đã nứt nanh đồng đều bà con tiến hành gieo hạt trên đất vườn ươm đã làm trước đó. Để hạt giống phát triển thuận lợi nên gieo hạt ở độ sâu 1-2cm, với mật độ phù hợp, không gieo quá dày. Sau khi gieo xong nên phủ một lớp mùn nên phía trên để khi tưới nước hạn chế ảnh hưởng đến hạn phía dưới. Tại các khu vực có cường độ ánh sáng mạnh nên che phủ lưới đen. Thường xuyên tưới giữ ẩm vườn ươm với độ ẩm duy trì từ 60-80%. Khi cây con phát triển phải giảm độ ẩm dần dần. Thời gian ươm cây con kéo dài từ 2-4 tháng.

2.Chuẩn bị đất trồng đại trà

+ Chọn đất giống như đất vườn ươm nêu ở trên

+ Cày đất phơi ải tầng canh tác, sau phơi ải bà con làm nhỏ đất.

+ Bón vôi khử chua tùy vào độ chua của đất bón 20-35kg vôi bột/400m2.

+ Bón phân hữu cơ hoai mục ủ nấm đối kháng từ 20-40 tấn/ha tùy chất đất và điều kiện đầu tư. Đất và phân bón cần được trộn đều trước khi lên luống, đảm bảo rằng đất và phân bón tập trung ở tầng canh tác(20-25cm).

+ Lên luống: Măng tây không chịu được úng ngập do đó tùy vào từng vi trí địa lý có thể lên luống cao từ 30-40cm, rộng trung bình 50-70cm, không nên làm luống quá rộng gây khó khăn khi thoát nước sau mưa. Hướng luống cần thiết kế cùng hướng với hướng ánh sáng mặt trời để đảm bảo măng tây nhận được ánh sáng đồng đều và nhiều nhất(thường là hướng đông-tây).

3.Kỹ thuật trồng măng tây (trồng cây con từ vườn ươm ra ruộng sản xuất)

Bước 1: Đào hố trồng sau đó xử lý nấm bệnh. Dùng 500ml nano đồng oxyclorua kết hợp với 500ml nano bạc đồng plus pha với 200 lít nước phun đều lên hố trồng măng tây. Mục đích tiêu diệt toàn bộ nấm khuẩn gây bệnh có trong đất, tạo điều kiện thuận lợi cho cây giống phát triển(ưu điểm của các chế phẩm nano là không độc hại, không làm chai đất, không gây ngộ độc bộ rễ).

Bước 2: Trồng cây con với mật độ 18.000cây/ha(hàng đơn) với khoảng cách cây cách cây 40-60cm, hàng cách hàng trung bình 1,2-1,4m. Ngoài ra có thể trồng hàng đôi với mật độ lớn hơn 25.000-27.000 cây/ha. Khoảng cách tương tự như trồng hàng đơn. Khi trồng cây con cần lưu ý đất phải phủ kín phần cổ rễ, giữ cây thẳng đứng vuông góc với mặt đất, tưới nước giữ ẩm cho cây con. Trong quá trình chăm sóc cây con một tháng đầu cần lưu ý kiểm soát nấm bệnh ngay từ giai đoạn đầu, cây nào chết nhổ bỏ và bổ sung ngay. Sau khi trồng 7-10 ngày bà con dùng các chế phẩm sau đây phun qua lá chăm sóc măng tây:

+ Quản lý bệnh: dùng 50ml nano bạc đồng plus kết hợp với 30ml nano đồng oxyclorua pha với bình 15-20 lít nước phun ẩm đều lên mặt lá, mặt đất. Định kỳ 7-10 ngày phun một lần.

 

TƯ VẤN KỸ THUẬT TRỒNG CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN MĂNG TÂY:

HOTLINE: 0976 804 678 - THS PHẠM CÔNG KHẢI

+ Phòng trừ các nhóm sâu hại măng tây: Do măng tây là một loại rau cao cấp, thu hoạch thường xuyên nên việc sử dụng các thuốc hóa học độc hại cần hạn chế. Do đó để phòng trừ sâu hại bà con nên sử dụng chế phẩm AZNEEM phun định kỳ 7-10 ngày/lần(chế phẩm không độc hải, sử dụng không cần cách ly).

 

 

+ Bổ sung dinh dưỡng qua lá: dùng 10-15ml nano AKH super plus pha với bình 15 lít phun ẩm đều lên mặt lá. Định kỳ 7-10 ngày phun một lần.

 

+ Bón phân gốc: Sử dụng NPK với lượng 120-150kg/ha bón gốc kết hợp với làm cỏ và xới xáo vun gốc.

Đến thời kỳ thu hoạch bà con nên thu hoạch măng hàng ngày. Tốt nhất là từ 5-9h sáng. Bà con chỉ hái những búp măng nhô lên khỏi mặt đất từ 25 – 30 cm, đầu măng còn búp.

Trong quá trình thu hoạch bà con nên bổ sung thêm phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ hoai mục, phân chuồng, phân xanh...

4.Phòng trừ sâu bệnh hại măng tây

4.1 Sâu hại măng tây

Măng tây thường bị các nhóm sâu hại như: sâu khoang, sâu xanh, sâu tơ, sâu đất, trùn đất, rệp sáp, dễ trũi, bọ trĩ, rầy mềm. Các nhóm sâu hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức sinh trưởng của cây, làm giảm năng suất và chất lượng của măng tây. Do đó trong quá trình chăm sóc bà con nên phun phòng trừ theo giai đoạn, định kỳ phun  phòng trừ 7-10 ngày/lần.

Khuyến cáo: để diệt sâu hại theo cách an toàn cho măng tây bà con nên sử dụng chế phẩm AZNEEM phun định kỳ. Sử dụng 50ml chế phẩm AZNEEM pha với bình 16 lít nước phun đều lên thân lá, có thể áp dụng tưới gốc để tiêu diệt trùn đất, sâu đất, rệp sáp, dễ trũi, ức chế tuyến trùng gây hại.

Ưu điểm vượt trội của chế phẩm AZNEEM: Chế phẩm sạch, không gây độc hại, không gây tồn dư các chất hóa học độc hại, hiệu quả toàn diện, phòng trừ tổng hợp, tác dụng lâu dài.

4.2 Phòng trị và quản lý bệnh hại cây măng tây

 

 

Gốc măng tây bị nhiễm bệnh

Măng tây thường nhiễm một số nhóm bệnh do nấm, vi khuẩn như: bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành đỏ vàng cành lá, chết lụi cây, bệnh thán thư, bệnh thối nhũn. Bệnh làm cho cây chết dần, cây còi cọc, sinh trưởng chậm, chót lá vàng úa, cây thối nhũn, bộ rễ bị tuyến trùng gây hại làm sưng rễ, tắc nghẽn mạch dẫn, các vết thương hở do tuyến trùng gây hại làm cho nấm Fusarium và nấm phytophthora gây thối rễ, lở cổ rễ, vàng lụi lá...qua đó làm giảm năng suất và chất lượng nghiêm trọng. Măng tây là loại cây rau thu hoạch liên tục, hầu như ngày nào cũng thu hoạch do đó việc phun các loại thuốc (trị bệnh)hóa học độc hại sẽ ảnh hưởng đến chất lượng măng tây. Vì vậy giải pháp an toàn để phòng trị bệnh cho măng tây đó là ứng dụng công nghệ nano trong quản lý dịch bệnh hại. Chế phẩm nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua là giải pháp phòng trị bệnh toàn diện và an toàn cho cây măng tây.

Quy trình sử dụng chế phẩm nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua chuyên dùng cho cây măng tây (phòng trị bệnh toàn diện trên cây măng tây):

+ Thời kỳ xử lý đất trước khi trồng: Trước khi trồng đại trà 5-7 ngày, dùng 500ml nano đồng oxyclorua kết hợp với 500ml nano bạc đồng plus pha với 200-300 lít nước phun ẩm đều lên luống trước khi trồng(tiêu diệt nấm khuẩn gây bệnh ngay từ giai đoạn đầu).

+ Sau khi trồng 10-15 ngày(phun công thức phòng bệnh chủ động): dùng 30-50ml nano đồng oxyclorua kết hợp với 30-50ml nano bạc đồng plus pha với 20-30 lít nước phun ẩm dạng sương mù lên tán lá, mặt luống. Định kỳ 7-10 ngày/lần.

+ Thời kỳ cây măng tây nhiễm bệnh (bệnh thán thư, gỉ sắt): Dùng 80ml nano bạc đồng plus kết hợp với 30-50ml nano đồng oxyclorua pha với bình 15-20 lít nước phun đều lên tán lá dạng sương mù, định kỳ 5 ngày/lần. Phun 2-3 lần liều tấn công, triệu chứng bệnh sẽ giảm. Sau khi hết triệu chứng bệnh chuyển qua công thức phòng bệnh.

+ Thời kỳ cây măng tây nhiễm bệnh lở cổ rễ, thối nhũn rễ: Dùng 500-1000ml nano đồng oxyclorua kết hợp với 500ml nano bạc đồng plus pha với 200-400 lít nước tưới phun ẩm gốc, xử lý 2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

+ Chống nghẹt rễ, hỗ trợ tăng trưởng bộ rễ mới, trẻ hóa măng tây: Dùng 500ml nano AKH super plus kết hợp với Bio AKH vi sinh(P.s-T.r) pha với 300-400 lí nước tưới/phun ẩm gốc, định kỳ 20-30 ngày/lần. Xử lý 2-3 lần liên tiếp. Ngoài ra có thể sử dụng 20ml nano AKH super plus pha với 16 lít nước phun mù sương qua lá, định kỳ 10-15 ngày/lần.

+ Trị bệnh khô thân cành, đỏ vàng cành lá: Dùng 60ml nano bạc đồng kết hợp 40ml nano đồng oxyclorua pha với bình 16 - 20lít nước phun đều lên thân lá. Định kỳ 7 ngày lần cho đến khi hết triệu chứng bệnh. Có thể kết hợp tưới gốc, sử dụng liều tấn công, tưới 2 lần liên tiếp, cách nhau 10 ngày/lần.

 

Lưu ý để đạt hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí nên áp dụng phòng bệnh ngay từ giai đoạn cây con, cây sinh trưởng phát triển thân lá, định kỳ 7-10 ngày phun một lần.

Tham khảo thêm công dụng chế phẩm nano: 

http://nanobacsuper.com/che-pham-nano-bac-dong-plus-cong-dung-thanh-phan-kha-nang-phong-tri-benh-tren-ca

(Mọi hành vi sao chép bài viết trên phải xin phép hoặc dẫn nguồn cụ thể)

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com