Phần 1: Chăm sóc cây sầu riêng thời kỳ sau thu hoạch (trước khi làm bông)

Thứ nhất: Thu dọn tàn dư thực vật và cành lá cây rụng dưới gốc đồng thời kết hợp xới xáo phá váng bề mặt đất xung quanh rễ cây, sửa lại bồn sao cho tạo độ dốc từ gốc cây ra phía ngoài tán cây (thoát nước tốt vào mùa mưa). Xới xáo đất xung quanh gốc giúp cây chống nghẹt rễ, tăng cường trao đổi oxy cho bộ rễ, nâng cao hiệu quả phân bón gốc.

Thứ hai: Cắt tỉa tạo tán thông thoáng, loại bỏ cành sâu bệnh, cành yếu, cành phá tán, cành đâm xuyên hướng xuống đất, cắt các phần cuống thừa mang quả vụ trước.

Thứ ba: Phun rửa vườn, tiêu diệt nấm khuẩn gây bệnh trên thân cành tán lá

Dùng 500ml nano Đồng Oxyclorua kết hợp 500ml nano Bạc Đồng Super pha 200 lít nước phun đều thân lá, phun 2 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần. Chế phẩm nano Bạc Đồng Super, nano Đồng Oxyclorua không độc hại, không kháng thuốc, không gây ngộ độc cây nên nhà vườn có thể yên tâm sử dụng lâu dài qua nhiều vụ.

Thứ tư: Rải vôi bột quanh gốc, mỗi gốc rải từ 1,5-2,5kg vôi bột. Vôi bột giúp cải thiện pH đất, hạn chế nấm bệnh, tăng cường chức năng sinh lý cho bộ rễ, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.

Thứ năm: Chế độ phân bón và dinh dưỡng cho sầu riêng giai đoạn sau thu hoạch

Phân hữu cơ cho sầu riêng sau thu hoạch: Sau khi rải vôi khoảng 1 tuần, bón mỗi cây 20-40kg phân hữu cơ ủ hoai mục(hoặc 10-20kg phân gà viên nén). Sau khi bón phân hữu cơ bổ sung thêm chế phẩm Biotech Pro tưới gốc(chế phẩm Biotech Pro có chứa hệ vi sinh kháng nấm, vi sinh diệt tuyến trùng, vi sinh phân hủy chất hữu cơ, vi sinh cải tạo đất,..).

Phân NPK cho sầu riêng sau thu hoạch(bón gốc lần 1): Sau khi bón phân hữu cơ 5-7 ngày, bón gốc NPK 16-16-8TE với định lượng 1,5-2,5kg/cây (thúc cơi 1).

Phun dưỡng cơi 1: Dùng 500ml nano AKH Super Plus kết hợp 500ml nano Silic SiO2 pha 250-300 lít nước phun đều tán lá, phun 2 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần. Chế phẩm nano AKH Super plus giúp đọt phát triển khoẻ mạnh, bộ lá xanh dày, cành khoẻ (bổ sung đầy đủ đa trung vi lượng dạng nano dễ hấp thu).

Thứ sáu: Phục hồi sức sinh trưởng, trẻ hóa bộ rễ, diệt và ức chế tuyến trùng, thúc đẩy bộ rễ phát triển khoẻ mạnh, chống thối rễ nghẹt rễ. Bộ rễ cây có thể bị tổn thương trong quá trình chăm sóc, bị suy kiệt dinh dưỡng, bị nấm và tuyến trùng tấn công nên nhà vườn cần sử dụng các chế phẩm chuyên dùng phục hồi sức cây, tăng cường sinh trưởng bộ rễ.

Phục hồi sức sinh trưởng cây, trẻ hóa bộ rễ, diệt và ức chế tuyến trùng, thúc đẩy bộ rễ phát triển khoẻ mạnh, chống thối rễ nghẹt rễ: Bộ rễ khỏe mạnh thì cơi lá phát triển đẹp. Do đó nhà vườn cần áp dụng mọi biện pháp phục hồi bộ rễ, trẻ hóa bộ rễ, chống nấm bệnh cho rễ. Dùng 500g chế phẩm Biotech Pro kết hợp 500ml nano AKH Super Plus pha 200-300 lít nước tưới ẩm gốc. Chế phẩm Biotech Pro có tác dụng ức chế và tiêu diệt tuyến trùng, phân giải các chất hữu cơ trong đất, giúp đất tơi xốp, giàu mùn, giàu dinh dưỡng, giải độc cho đất, chống nghẹt rễ thối rễ cho cây sầu riêng. Chế phẩm nano AKH Super Plus giúp bộ rễ cây phát triển khoẻ mạnh, trẻ hóa bộ rễ, giúp cây ra rễ mới, tăng cường sức đề kháng cho bộ rễ, chống nghẹt rễ, thối rễ.

Phần 2: Kỹ thuật làm bông cho sầu riêng (tạo mầm hoa cho sầu riêng)

Để làm bông hiệu quả cây phải khỏe, dàn lá xanh dày, không sâu bệnh. Tùy khí hậu, thổ nhưỡng, tuổi cây và kỹ thuật chăm sóc mỗi năm sầu riêng kinh doanh ra 2-4 cơi đọt. Mỗi cơi đọt đều đóng vai trò quan trọng trong cả quá trình chăm sóc. Do đó quá trình chăm sóc sầu riêng kinh doanh nhà vườn cần điều được lá, giữ được lá. Thông thường nếu cơi 1 phát triển mạnh, thì cơi 2 sẽ ra ít lá, ra chậm nhưng lá sẽ to dày và khỏe(cây có lực). Do vậy cho dù cây đã vào thời kỳ xổ nhị mà lá vẫn chưa kịp già cũng không ảnh hưởng nhiều đến đậu trái và nuôi trái sau này. Ngược lại nếu cơi 1 yếu ra ít lá hoặc không ra(do cây bị suy) thì cơi 2 thường phát triển rất mạnh(ra đọt mạnh để bù lá), sẽ thay toàn bộ lá mới, vì thế lá sẽ nhỏ và mỏng, lực cây yếu, dinh dưỡng dự trữ ít nên nụ hoa sẽ rụng dần và rụng mạnh sau hoa nở vài ngày. Vì vậy để bông khỏe, tỷ lệ đậu trái cao cần chăm sóc tốt cơi đọt trước khi ra bông. Cơi đọt này phải to, dày và khoẻ để nuôi bông và trái sau này. Nếu cơi này đẹp, thì việc phân hóa mầm hoa sẽ chậm hơn, có thể cây ra hoa ít hơn những cây suy ít lá, nhưng tỉ lệ đậu trái khá cao. Với cây yếu mất lá trơ cành, nụ sẽ ra rất nhiều nhưng sẽ rụng bông từ khi mới chớm nụ và rụng gần sạch khi xổ nhị xong vài ngày. Khi nụ hoa nhú sáng đều, dài 1,5-2cm thì tiến hành tưới theo nụ đồng thời bón phân kích cho cơi mới ra (kéo đọt).

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn phát triển cơi 1(chăm sóc sau thu hoạch): Cơi 1 là cơi phục hồi cây sau thu hoạch, cơi này thường ra rất mạnh. Tuy nhiên với cây mang nhiều trái, cây suy kiệt cùng với chế độ chăm sóc kém thì cơi 1 không ra hoặc ra chậm. Những cây có sức sinh trưởng yếu cần có chế độ chăm sóc đặc biệt giúp cây nhanh phục hồi. Cơi 1 cần chú ý thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm để phun phòng trừ rầy xanh và bọ trĩ. Để thúc cơi 1 ra đều và đẹp cần bón gốc và phun lá như sau:

+ Bón gốc thúc cơi 1: Bón gốc NPK 16-16-8TE với lượng 1,5-2,5kg/cây (bón phân hữu cơ trước đó 5-7 ngày, 20-30kg/cây). Bón gốc kết hợp tưới nước định kỳ để phân tan hoàn toàn.

+ Phun lá thúc dưỡng cơi 1: Dùng 500ml nano AKH Super Plus pha 250 lít nước phun đều thân lá, phun 2 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần (bổ sung thêm nano Silic SiO2 sau khi nhú đọt).

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn phát triển cơi 2: Khi cơi 1 già, chuẩn bị ra cơi 2, sử dụng phân bón có hàm lượng lân cao nhằm giúp bộ lá xanh dày, cuốn ngắn, mập, hạn chế tối đa rụng lá.

Khi cơi 2 bắt đầu nhú đều, chế độ chăm sóc như sau:

+ Bón gốc thúc cơi 2: mỗi cây bón 1-1,5kg NPK 15-15-15TE kết hợp 1-1,5kg phân DAP(hoặc sử dụng phân DAP bón 1,5-2kg/cây).

+ Thúc và dưỡng cơi 2 (phun phân nano qua lá có hàm lượng N cao, dạng hấp thu nhanh): dùng 500ml nano AKH Super Plus pha 200-250 lít nước phun đều thân lá, phun 2 lần liên tiếp cách nhau 7-10 ngày/lần (chế phẩm nano AKH Super Plus được nghiên cứu sản xuất ứng dụng công nghệ nano, có chứa đầy đủ NPK dễ tiêu, trung vi lượng dạng nano và Humic).

+ Phun phòng trừ sâu rầy, bảo vệ cơi 2 (rầy xanh, rầy bông, bọ trĩ,..).

Khi cơi 2 mở hết lá (cơi 2 chuyển lụa) bắt đầu bón phân gốc (theo Bảng 1)

Giai đoạn này sử dụng phân có hàm lượng Lân và Kali cao mục đích giúp cây sầu riêng chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, đồng thời giúp bộ lá nhanh thành thục hơn, chuẩn bị bước vào giai đoạn tạo mầm hoa (bón phân gốc kết hợp tưới nước cho đến khi lá già thành thục).

Bảng 1: Phân bón cho sầu riêng giai đoạn cơi 2 chuyển lụa

Song song với việc bón phân gốc, kết hợp phun thân lá chế phẩm Shellac Suger và nano Silic SiO2 (giúp bộ lá thành thục nhanh, bổ sung trung vi lượng dạng nano dễ hấp thu giúp cây khỏe, chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của tự nhiên như nóng, khô): Dùng 500ml chế phẩm Shellac Suger kết hợp 500ml nano Silic SiO2 pha 200 lít nước phun đều thân lá, phun 2 lần, cách nhau 7 – 10 ngày/lần. Ngoài ra có thể phun bổ sung MPK với liều lượng 1,5-2kg/200 lít nước (để cơi 2 thành thục nhanh nên phun 2 lần Shellac Suger, nano Silic kết hợp với 1 lần MPK).

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn làm bông, dưỡng bông (kéo đọt theo nụ)

1.Giai đoạn Tạo mầm hoa cho sầu riêng

Tương tự như các cây ăn trái khác, sầu riêng muốn ra hoa phải trải qua khoảng thời gian khô hạn nhất định để hình thành mầm hoa. Do đó để sầu riêng phân hóa mầm hoa cần thời gian cắt nước kéo dài khoảng 18-30 ngày(tùy lực cây) kết hợp với phân gốc có Lân và Kali cao. Thời điểm cắt nước cho sầu riêng thường trùng với thời điểm cuối năm có gió bấc lạnh và khô hanh làm gia tăng tốc độ bốc hơi nước. Việc bón Lân và Kali ở giai đoạn tạo mầm hoa kết hợp cắt nước kéo dài làm cho cây dễ bị sốc, cây héo, lá chuyển vàng và rụng hàng loạt khó kiểm soát, mầm hoa bị nghẹn không trổ thoát. Do đó quá trình cắt nước cần theo dõi thường xuyên, nếu thấy cây có biểu hiện thiếu nước(lá chân hơi vàng) ta tưới nước nhấp lại, rồi lại cắt nước tiếp. Nên tưới nước và buổi sáng, tránh trưa nắng, không tưới vào chiều tối vì có thể làm thừa ẩm, lượng nước tưới chỉ bằng 20% so với bình thường. Về cơ bản lượng nước này chỉ mang tính chất giảm khô hanh nên chỉ tưới sương qua mặt đất, tưới vừa phải và giữ tần suất tưới ổn định (4-5 ngày/lần). Không nên tưới dồn dập các cữ quá gần nhau hoặc tưới quá nhiều nước trong một lần. Nếu tưới béc, nên kéo vị trí béc gần phía gốc để hạn chế rễ tơ, rễ cám hút nước quá nhiều, đảm bảo được tính khô hạn ở giai đoạn tạo mầm hoa. Chú ý tăng lượng nước tưới đối với cây yếu(cây yếu có chế độ tưới nước riêng và kết hợp chăm sóc đặc biệt).

Để sầu riêng phân hóa mầm hoa đều, tập trung ngoài việc cắt nước ta kết hợp phun thân lá tạo mầm hoa theo quy trình sau:

+ Bón phân gốc: bón lân văn điển 3-5kg/cây (tùy sức cây, tuổi cây).

+ Phun đợt 1: 10 ngày sau khi bón lân, dùng 1kg 10-60-10 kết hợp 0,7-1kg Lân 86 cộng thêm 500ml chế phẩm Shellac Suger pha 400 lít nước phun đều thân lá.

+ Phun đợt 2: 7 ngày sau khi phun đợt 1, dùng 1kg 10-60-10 kết hợp 0,8-1kg MPK cộng thêm 500ml chế phẩm Shellac Suger pha 400 lít nước phun đều thân lá. Phun 2 lần liên tiếp, cách nhau 4-6 ngày/lần, kết hợp cắt tỉa cành bơi (có thể pha thêm Paclobutrazol và nano Silic SiO2  nếu thấy cần thiết).

+ Phun đợt 3(sau khi kết thúc phun đợt 2 từ 7-10 ngày tiến hành phun đợt 3): Dùng 1kg MPK kết hợp 0,5kg 10-60-10 cộng thêm 0,3kg Lân 86 và 500ml chế phẩm Shellac Suger pha 400 lít nước phun đều thân lá. Kết thúc phun đợt 3, ta triển khai cắt nước.

2.Giai thúc dưỡng cơi đọt phát triển cùng hoa

Khi sầu riêng ra mầm hoa sáng đều, ta phải lấy một cơi đọt trong giai đoạn này. Cơi đọt này rất trọng, vì nó tạo ra năng lượng và nguồn dinh dưỡng nuôi hoa và trái(thông qua quang hợp), do đó cơi này phải sung, lá phải xanh dày, không sâu bệnh.

Khi mắt cua ra sáng đều 70-80%, dài 1,5-2cm bắt đầu vào nước tăng dần

Kỹ thuật kéo cơi đọt phát triển cùng hoa:

Khi mắt cua ra 70-80%, nụ hoa sáng đều, dài trung bình 1,5-2cm, tiến hành tưới nhấp nước trở lại, tăng dần đều lượng nước qua các lần tưới và duy trì tưới định kỳ 1-2 ngày/lần(tùy vùng khí hậu, tùy chất đất) cho đến khi cây chuẩn bị xả nhị(tưới giảm dần khi hoa gần nở). Sau khi tưới nước 2-3 ngày đi phân gốc NPK 20-10-10TE (1,5-2kg/cây) kết hợp phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao như 30-10-10, chế phẩm nano AKH Super Plus, nano Canxi Super, Amino, nano Bạc Đồng Super, nano Đồng Oxyclorua(nhóm chế phẩm có vai trò kéo đọt, mập bông, bảo vệ bông và đọt, tăng cường chức năng hạt phấn).

Nano AKH Super Plus có tác dụng kéo đọt, dưỡng đọt

Lưu ý giai đoạn này tưới nước tăng dần, tưới chùm ra phía ngoài tán 1-1,5m, sau vài ba ngày mới bón phân. Không nên tưới nước quá sớm khi mắt cua mới nhú chưa rõ ràng(giống Thái 1,5-2cm, Ri6 0,5-1cm). Tưới nước quá sớm sẽ thúc đẩy phát triển mạnh các chùm hoa đầu cành, đồng thời kích thích phát triển mầm sinh dưỡng(mầm lá) trên mỗi chùm bông gây nên hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng làm cho hoa nhỏ, cuống dài yếu, nghẹt bông (tạo ra bông phướn còn gọi là bông lá). Ngược lại nếu tưới nước muộn mầm hoa thường bị khô, không phát triển.

Vào nước quá sớm có thể làm gia tăng tỷ lệ bông phướn (bông lá)

3.Giai đoạn bông 25-30 ngày tuổi

Bón gốc NPK 15-15-15(1-2kg/cây). Kết hợp phun thân lá: dùng 500ml nano Canxi Super kết hợp 500ml nano Silic SiO2 pha 200-250 lít nước phun đều tán lá, phun kỹ 2 mặt lá. Nano Canxi Super và nano Silic SiO2 giúp cuống sầu riêng chắc khỏe dẻo dai, tăng cường chức năng hạt phấn, sáng mập bông, nâng cao tỷ lệ đậu trái, chống rụng trái và nứt dọc cuống.

4.Giai đoạn bông 40-45 ngày tuổi(lá mở đều)

Bón gốc mỗi cây 0,5-1kg Kali trắng(K2SO4) kết hợp phun chế phẩm Shellac Suger và nano Canxi Super: dùng 500ml nano Canxi Super kết hợp 500ml Shellac Suger pha 400 lít nước phun lá. Trong suốt quá trình nuôi bông phun nano Bạc Đồng Super và nano Đồng Oxyclorua phòng trị bệnh nấm cổ bông và khô cổ bông.

Bảng 2: Phân bón và nước tưới cho sầu riêng giai đoạn thúc dưỡng cơi đọt cùng hoa

Tỉa bông cho sầu riêng: Từ mắt cua đến trước xả nhị tỉa bông 3 lần

Đợt 1: Khi bông 3-5cm, bông 15-20 ngày tuổi. Tỉa bỏ bông đầu cành, với cành cấp 1 tỉa cách thân cây 50-60cm, trên mỗi cành cấp 1 chỉ để 10-15 chùm bông. Đối với cành cấp 2 để bông ở nách cành, giữ lại những chùm bông ở vị trí cành to, khỏe.

Đợt 2: Bông 30 ngày tuổi. Tỉa chùm bông, tỉa bỏ những chùm bông hướng lên, mọc sai vị trí, bông nhỏ, xấu, yếu, dị dạng, bị nấm bệnh. Để 4 – 10 chùm bông/cành tùy vào sức khỏe của cây. Khoảng cách giữa các chùm bông cách nhau 20 – 25cm.

Đợt 3: Bông 40-45 ngày tuổi. Tỉa bông trong cùng một chùm. Ưu tiên giữ lại những chùm bông ra cùng đợt và những chùm bông đẹp, tròn, mập, khỏe, không bị sâu bệnh. Để không quá 10 bông/chùm.

Giai đoạn đang làm bông nếu gặp mưa trái mùa cần phải rửa bông, chống mưa acid.

Sau khi tỉa bông dùng 500-600ml nano Bạc Đồng Super kết hợp 500-600ml nano Đồng Oxyclorua cộng thêm 500ml nano Canxi Super pha 250 lít nước phun đều thân lá (chống mưa acid, phòng trị thán thư, nấm cuống, tăng cường chức năng hạt phấn, giúp cuống dẻo dai, nâng cao tỷ lệ đậu trái, hạn chế méo trái, dị dạng trái).

Phần 2: Chăm sóc sầu riêng giai đoạn xả nhị

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com