KỸ THUẬT CHĂM SÓC BƯỞI DIỄN GIAI ĐOẠN KINH DOANH

Bưởi diễn là một loại cây ăn quả khó tính thuộc nhóm cây ăn quả có múi. Trong những năm gần đây do quá trình biến đổi thời tiết khí hậu (nhiệt độ nóng lên, lạnh ít vào cuối năm) dẫn đến nhiều vùng chuyên canh bưởi diễn nói riêng (cây có múi nói chung) bà con gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc. Một trong những khó khăn chung đó là tình trạng bưởi diễn ra hoa - quả thất thường, tỷ lệ đậu quả và giữ quả rất thấp một phần là do kỹ thuật chăm sóc, điều tiết dinh dưỡng cho cây chưa phù hợp phần khác là do ảnh hưởng tiêu cực của điều kiện thời tiết chính vì vậy phần lớn các vườn diễn mất mùa là do thời kỳ ra hoa đậu quả trùng vào thời điểm mưa nhiều ẩm cao, điều kiện thời tiết bất lợi.

Trước thực tế trên chúng tôi với nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng rất nhiều giải pháp kỹ thuật chăm sóc bưởi diễn với mục tiêu hạn chế rụng hoa và quả non, chống lại các tác động tiêu cực của thời tiết khí hậu(mưa nhiều, ẩm cao, thiếu ánh sáng), xây dựng quy trình chăm sóc  phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây bưởi diễn.

Điều kiện thời tiết bất lợi mưa nhiều, ẩm cao, nấm khuẩn gây bệnh phát triển mạnh làm ra hoa và quả non rụng hàng loạt, nếu không có biện pháp kỹ thuật kiểm soát hầu hết hoa 1 bị rụng trên 90%

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu ngắn gọn quy trình chăm sóc bưởi diễn qua từng thời kỳ phát triển của cây:

I – Chăm sóc bưởi diễn thời kỳ sau thu hoạch

1.1 Cắt tỉa tạo tán thông thoáng và phòng trị sâu bệnh

+ Sau khi thu hoạch khẩn trương thực hiện các biện pháp cắt tỉa cành tạo cho tán thông thoáng, điều tiết tán cây theo hướng mở ở đỉnh tán sao cho lượng ánh sáng chiếu vào tán cây là lớn nhất.

+ Làm sạch cỏ dại xung quanh gốc, rãnh, loại bỏ nơi trú ngụ của sâu bệnh.

+ Kiểm tra thân cành gốc bưởi xem cây có nhiễm bệnh xì gôm chảy mủ không.

Cách trị bệnh xì gôm chảy nhựa mủ:

Bước 1: làm sạch vết chảy nhựa mủ trên thân, gốc, cành (dùng dao cạo sạch, để khô).

Bước 2: Dùng chế phẩm nano bạc đồng plus đặc không pha loãng  hoặc pha loãng tỷ lệ 1 chế phẩm thuốc 3 nước quét trực tiếp lên vết bệnh, sau 1 ngày tiếp tục dùng chế phẩm nano đồng oxyclorua quét lên vết bệnh. Làm liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi bệnh (hết triệu chứng chảy mủ gốc, thân).

Chi tiết cách phòng và trị bệnh mời bà con đọc tham khảo tại link website sau:

http://nanobacsuper.com/phong-va-tri-benh-chay-nhua-xi-gom-tren-than-goc-buoi-dien-benh-thoi-goc-chay-nh

+ Sau khi cắt tỉa cành phun các chế phẩm thuốc trị sâu và bệnh tổng hợp: nhện, rệp muội, rệp sáp, rầy, sâu vẽ bùa; bệnh do nấm vi khuẩn (gỉ sắt, ghẻ sẹo, loét vi khuẩn trên lá…). Nên phun kép 2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

1.2 Thực hiện các biện pháp kỹ thuật hãm lộc đông

1.2.1 Nguyên nhân gây ra hiện tượng phát triển lộc đông trên bưởi diễn

Chúng ta đã biết khi cây ăn quả nói chung đặc biệt là bưởi diễn nói riêng khi đã phát sinh, phát triển lộc đông thì khả năng ra hoa đầu vụ (hoa chính vụ, hoa 1) là bất khả kháng. Đối với cây ăn quả có múi nói chung và cây bưởi diễn nói riêng, để cây phân hóa mầm hoa đúng thời điểm (trước hoặc sau lập xuân 7-15 ngày) bà con cần tác động các biện pháp kỹ thuật với mục đích hãm lộc đông, bởi nếu để lộc đông phát sinh, phát triển mạnh thì khả năng phân hóa mầm hoa gần như không xảy ra, cây sẽ tập trung phát triển lộc cành (lộc đông, lộc dinh dưỡng). Việc cây bưởi diễn phát triển lộc đông mạnh, cành lá xum xuê báo hiệu một mùa vụ bưởi mất mùa tiếp theo.

Vậy trong những điều kiện nào thì lộc đông thường phát sinh, phát triển mạnh ?

Các điều kiện phát sinh phát triển lộc đông:

Những năm rét muộn, mưa kéo dài rất dễ làm lộc đông phát triển, thậm chí ra hoa sớm, trái vụ. Những cây bưởi diễn ra hoa sớm, trái vụ thường do bộ rễ bị bệnh, cây yếu, đất thiếu hữu cơ, nghẹt rễ. Về nguyên tắc nếu cây sinh trưởng quá mạnh do mất cân đối dinh dưỡng, thừa dinh dưỡng (tỷ lệ C/N đầu cành rất thấp) sẽ tiềm ẩn nguy cơ phát triển lộc đông, những cây yếu có thể sẽ ra hoa sớm, đậu quả sớm (không chính vụ) và những cành mang quả này thường là “đơn quả”  không có ý nghĩa kinh tế(chất lượng quả rất thấp). Do đó những quả đậu trước lập xuân thường được khuyến cáo loại bỏ.

Lộc đông phát triển mạnh còn do quá trình chăm sóc dinh dưỡng không phù hợp, cây mất cân đối dinh dưỡng (thừa đạm, thiếu dinh dưỡng trung - vi lượng..). Ngoài ra lượng quả trên cây có vai trò quan trọng trong việc điều tiết lộc đông. Với những vườn bưởi diễn ra hoa quả thất thường, năm được năm không cũng làm cho các đợt lộc cành phát triển không đồng đều. Số lượng quả trên cây quá ít so với sức sinh trưởng của cây thường tiềm ẩn khả năng bật lộc đông vào cuối vụ, hơn nữa quả trên cây quá ít cũng ảnh hưởng đến chất lượng quả (chất lượng quả giảm).

Như vậy trong một năm (1 vụ) xét về sinh trưởng lộc, bà con nên điều tiết các đợt lộc sao cho phù hợp với sức sinh trưởng của cây. Với bưởi Diễn cần chăm sóc dinh dưỡng và điều tiết lộc Xuân, thúc lộc Hè, nuôi lộc Thu phát triển thành thục thành cành mẹ cho năm sau, tuy nhiên đến giai đoạn cuối thu, đầu đông chúng ta cần tác động các biện pháp kỹ thuật để hạn chế lộc đông phát sinh, phát triển.

1.2.2 Các biện pháp kỹ thuật tổng hợp hãm lộc đông (kìm hãm lộc đông phát sinh, phát triển):

Thời kỳ trước và sau thu hoạch 10-15 ngày: Với những năm rét muộn hoặc nhiệt độ trung bình tháng 10-12 quá cao, mưa kéo dài bà con nên thực hiện các biện pháp kỹ thuật tổng hợp với mục đích hạn chế lộc đông phát sinh, phát triển. Khi lộc đông phát triển sớm sẽ ảnh hưởng tới chất lượng quả mang trên cây (thường quả bị giảm chất lượng, ăn nhạt, quả nhẹ).

Các biện pháp hãm lộc đông như sau:

Biện pháp thứ nhất: Xới đất xung quanh rễ, theo hình chiếu tán của cây với độ sâu 10-20cm, rộng 30-35cm (tùy chất đất, tuổi cây và sản lượng quả có thể làm sâu rộng hoặc thu hẹp so với kích thước trên). Tác dụng của việc làm này là hạn chế khả năng hút dinh dưỡng của bộ rễ, giảm khả năng phát triển lộc đông, đưa cây vào trạng thái ngủ nghỉ, tích lũy dinh dưỡng để chuẩn bị cho thời kỳ phân hóa mầm hoa sau này. Sau khi thu hoạch chúng ta cuốc xới thêm một lần nữa tuy nhiên lần này cuốc xới rộng và sâu hơn, làm đứt rễ nhiều hơn so với trước thu hoạch, ngoài ra cần kiểm tra rễ cây, nếu thấy nhiều rễ cọc phát triển có thể chặt (làm đứt rễ) một trong số các rễ cọc của cây. Sau khi xử lý rễ xong dùng chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua phun trực tiếp vào phần rễ vừa xử lý(chống xâm nhiễm của nấm khuẩn gây bệnh hại bộ rễ).

Kỹ thuật xử lý rễ hãm lộc đông

Biện pháp thứ hai: Thực hiện các biện pháp xiết nước (không tưới nước vào thời điểm này), chỉ tưới ẩm khi cây trong thời kỳ phân hóa mầm hoa - ra hoa rộ - đậu quả (cây thiếu ẩm sẽ rụng hoa, quả non. Tuy nhiên khi thừa ẩm cũng gây ra hiện tượng rụng hoa, quả non).

Biện pháp thứ ba: Để hãm lộc đông hiệu quả bà con có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật điều tiết lộc đông trên tán lá bằng cách phun chế phẩm sinh học SHELLAC SUGER. Chế phẩm có tác dụng ức chế mầm lộc phát triển, hạn chế phát sinh-phát triển lộc đông (biện pháp này làm càng sớm càng tốt).

Cách làm: dùng 20-40ml chế phẩm SHELLAC SUGER pha với 10-15 lít nước phun đều lên tán lá, định kỳ 10-15 ngày/lần. Phun 2 lần lên tán lá sẽ làm giảm quá trình thúc đẩy mầm lộc, hạn chế lộc đông hiệu quả. Chế phẩm SHELLAC có vai trò điều tiết dinh dưỡng cân đối, điều chỉnh và cân bằng tỷ lệ C/N trên đầu cành, giúp hạn chế bật mầm dinh dưỡng trên cây.

Khuyến cáo: Nên áp dụng biện pháp này từ sớm, nếu lộc đông được kìm hãm thì không cần áp dụng khoanh vỏ. Bởi biện pháp khoanh vỏ là biện pháp bất khả kháng, do đó nên hạn chế khoanh vỏ cây, biện pháp này làm cây suy yếu nhanh, tiềm ẩn nhiễm nấm khuẩn gây bệnh trên thân gốc cây bưởi (bệnh xì gôm, chảy mủ trên gốc thân, cành bưởi).

Biện pháp thứ tư: Khoanh vỏ cây (tiện vỏ cây). Biện pháp này có vai trò làm đứt đột ngột mạch dẫn libe của cây (mạch dẫn vỏ cây có vai trò cung cấp dinh dưỡng từ bộ rễ lên các bộ phận trên mặt đất).

Khoanh vỏ cây hãm lộc đông

Thời điểm khoanh vỏ: trước hoặc sau thu hoạch 10-15 ngày tùy điều kiện thời tiết, tùy sức sinh trưởng của cây, tùy số lượng quả mang trên cây,…

Kỹ thuật khoanh vỏ: thực hiện biện pháp khoanh vỏ các cành cấp 1, khoanh 60-80% số cành trên cây, để lại cành nhỏ yếu. Mục đích của việc làm này là hãm lộc đông chủ động, tăng độ ngọt quả. Tuy nhiên mức độ khoanh vỏ, khoanh cành phụ thuộc vào sức sinh trưởng của từng cây. Sau khi khoanh vỏ dùng Nano bạc đồng plus + Shellac quét trực tiếp vết lên khoanh: tác dụng Chống sốc dinh dưỡng, giảm Stress cho cây, hạn chế nhiễm nấm khuẩn gây bệnh trên vết khoanh vỏ (khoanh vỏ không đúng kỹ thuật có thể gây phản ứng rụng lá hàng loạt).

Lưu ý khi khoanh vỏ: Khi cây đang phát triển mầm lộc đông không nên khoanh vỏ (cây đã phát triển mạnh mầm lộc trên 70-80% số cành/cây thì không nên áp dụng khoanh vỏ), các biện pháp khoanh vỏ phải thực hiện trước đó. Khi thực hiện khoanh vỏ chỉ khoanh 1 đường cơ bản tạo 1 vòng tròn kín hoặc vòng tròn khuyết xung quanh thân/cành, tuyệt đối không bóc vỏ sau khi khoanh.

Khuyến cáo: Biện pháp khoanh vỏ rất hại cây, cho nên cần hạn chế, chỉ xem biện pháp khoanh vỏ là biện pháp cuối cùng khi mà xét thấy các biện pháp khác không thành công.

Như vậy để hãm lộc đông chủ động bà con nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp cho từng cây (từ nước tưới, dinh dưỡng phân bón). Không để cây sinh trưởng quá mạnh hay quá yếu. Khi cây đang nuôi quả bà con cần thúc lộc hè và lộc thu, nuôi chúng thành thục thành cành mẹ cho năm sau. Nhiều vườn bưởi Diễn để phát triển tự nhiên không có biện pháp tác động thúc lộc hè-thu thì việc phát triển lộc đông xảy ra ở tỷ lệ rất cao. Khi lộc thu thành thục cần ngừng các biện pháp bón phân qua rễ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp đưa cây vào trạng thái ngủ nghỉ (nhất là những năm rét muộn, mưa kéo dài).

Lưu ý chung khi thực hiện các biện pháp hãm lộc đông:

+ Trước khi thu hoạch 10-20 ngày nếu thấy cây sinh trưởng mạnh (với các đặc điểm như: bộ lá xanh dày, phiến lá căng rộng bất thường, nhiều cành vượt trong tán, có xuất hiện mầm lộc, mầm sinh trưởng dinh dưỡng) bà con bắt buộc phải thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật sau đây với mục đích hãm lộc đông.

+ Tăng hiệu quả hãm lộc đông bằng cách phun qua lá chế phẩm Shellac suger 1200(mục đích cân đối lại tỷ lệ C/N ở đầu cành, hạn chế phát triển lộc đông). Nên kết hợp các biện pháp để hãm lộc đông sao cho phù hợp với các điều kiện thời tiết, phù hợp với sức sinh trưởng của cây, không nên lạm dụng biện pháp khoanh vỏ. Biện pháp tối ưu nhất nên kết hợp xử lý rễ, xiết nước (không tưới nước, giữ cho đất khô kiệt) và phun chế phẩm điều tiết sinh trưởng lên tán lá cây sau khi thu hoạch.

+ Trong thời kỳ hãm lộc đông, cây ngủ nghỉ bà con nên kiểm tra vườn thường xuyên nhằm phát hiện sâu bệnh để kịp thời xử lý, tránh để chúng phát triển mạnh ở thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa đậu quả.

1.3 Bón phân lót cho bưởi diễn

Sau khi xử lý rễ, cuốc xới đất làm đứt rễ khoảng 10-15 ngày. Bà con bón hỗn hợp phân bón sau đây:

Phân hữu cơ hoai mục (phân chuồng ủ hoai mục với nấm đối kháng): 30-50kg/cây, tùy tuổi cây, sản lượng quả vụ trước.

Phân lân P2O5- lân super: 0,8 – 1,6kg/cây, tùy cây to nhỏ, tuổi cây và sản lượng quả năm trước.

Đậu tương nghiền: 1,5 – 3,5kg/cây, tùy tuổi cây, sản lượng quả vụ trước và điều kiện đầu tư, khả năng thâm canh.

Bón thêm phân silic nếu có điều kiện, mỗi gốc 0,5 – 1kg. Phân silic làm tăng sức đề kháng và sức chống chịu của bộ rễ trước các điều kiện bất lợi của môi trường, hạn chế nấm khuẩn gây bệnh.

Cách bón: Hỗn hợp các loại phân trên trộn đều với đất sau đó bón xung quanh gốc, theo hình chiếu tán của cây.

Lưu ý: Nếu bón sớm, bón xong chưa tưới nước, chỉ tưới nước khi mầm hoa bắt đầu phân hóa đạt kích thước 3-5mm (0,5cm) hoặc lá có biểu hiện rụng nhiều. Khi tưới nước nên tưới tăng dần (tăng độ ẩm đất dần dần). Với điều kiện hanh khô (thời kỳ bắt đầu phân hóa mầm hoa) tưới 2-3 ngày/lần.

II – Chăm sóc bưởi diễn thời kỳ phân hóa mầm hoa và phát triển mầm hoa

Thời kỳ phân hóa mầm hoa – phát triển mầm hoa được tính từ khi Đầu cành bắt đầu nhú mầm hoa có màu xanh nõn chuối đạt kích thước 3-5mm, chưa hình thành nụ hoa, hoa chưa nở.

                       

Sau khi tắt hoa cây thường có phản ứng rụng quả sinh lý bằng cách hình thành tầng rời

Thời kỳ này bà con cần tiến hành các biện pháp chăm sóc dinh dưỡng và phòng trị sâu bệnh để nuôi dưỡng mầm hoa sao cho mầm hoa phát triển đồng đều, hoa to, thụ phấn tập trung trong thời gian ngắn nhất, sau này sẽ tăng tỷ lệ thụ phấn, đậu quả.

Các biện pháp kỹ thuật:

Quản lý sâu bệnh: Thời kỳ phân hóa mầm hoa, phát triển mầm hoa chú ý phun phòng trị các nhóm sâu hại như: nhện, rệp, rầy, sâu vẽ bùa hại mầm hoa, lộc hoa.

Phun các nhóm chế phẩm thuốc thúc và nuôi dưỡng mầm hoa:

+ Dùng chế phẩm AKH SUPER NANO: tác dụng kích thích phân hóa mầm hoa và nuôi dưỡng mầm hoa phát triển thành thục, hoa phát triển to, đều, hoa khỏe. Định kỳ phun 7-10 ngày/lần cho đến khi hoa chớm nở (đạt tỷ lệ 5%).

+ Dùng chế phẩm nano đồng oxyclorua kết hợp với chế phẩm nano bạc đồng plus ( 2 loại này hỗn hợp phun chung với nhau sẽ đạt hiệu quả tối ưu).

Công dụng của chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua:

+ Phòng và đặc trị các loại bệnh do nấm khuẩn gây hại hoa và quả non, chống thối nhũn hoa do mưa nhiều.

+ Phòng và đặc trị các nhóm bệnh gây hại thân, lá: bệnh gỉ sắt, đốm mắt cua, bệnh ghẻ sẹo, bệnh loét cam bưởi, bệnh Greening (vàng lá gân xanh), bệnh vàng lá thối rễ, bệnh xì gôm chảy nhựa mủ thân gốc cành bưởi.

III – Chăm sóc bưởi Diễn thời kỳ hoa báo nở(chớm nở), hoa nở rộ, thụ phấn, hình thành quả non, nuôi quả non phát triển ổn định

Thời kỳ này hoa và quả non rất dễ bị rụng hàng loạt do mưa nhiều ẩm độ cao đặc biệt là mưa axit, thiếu ánh sáng, nấm khuẩn gây bện làm cho hoa bị rụng (thối hoa, dính cánh), quả non bị teo cuống, bề mặt quả nhăn sùi, chậm phát triển hoặc không phát triển làm cho quả rụng non rụng hàng loạt. Do đó bà con cần phun hỗn hợp các chế phẩm thuốc sau đây. Tác dụng cơ bản của các chế phẩm thuốc nhằm đạt được các mục đích:

Mục đích thứ nhất: Phòng từ xa và trị bệnh chủ động các nhóm bệnh do nấm khuẩn gây hại cấu trúc hoa, do thời kỳ này khi hoa nở hạt phấn và nhụy cái giàu dinh dưỡng, giàu acid amin nên vi khuẩn, nấm rất dễ phát sinh phát triển làm hư hỏng bao phấn và nhụy cái, giảm chức năng sinh lý của hoa, giảm tỷ lệ đậu và khó giữ quả non. Do đó cần phải phun chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua lên tán lá, hoa (chủ động chống bệnh cho hoa và quả non).

Lưu ý: không nên sử dụng các loại thuốc hóa học độc hại, những loại này thường gây ngộ độc cho cây nếu phun quá liều lượng, đôi khi làm cháy hoa-quả non, gây rụng hoa và quả non.

Mục đích thứ hai: Nâng cao tỷ lệ thụ phấn và đậu quả ở tỷ lệ cao nhất đồng thời tăng cường bền vững cuống hoa, cuống quả (làm dai cuống hoa quả, hạn chế rụng quả).

Mục đích thứ ba: Chống lại các điều kiện bất lợi từ thời tiết (mưa ẩm, thời tiết âm u kéo dài, thiếu ánh sáng…). Nano canxi cacbonat có tác dụng trung hòa mưa axít rất tốt, hạn chế teo cuống và rụng quả non.

Mục đích thứ tư: Thúc đẩy quang hợp, tăng cường dinh dưỡng về nuôi quả non, chống đứng quả(quả chậm lớn), giảm hiện tượng vàng cuống quả, hạn chế bỏ quả (rụng quả non sinh lý).

Để đạt được các mục đích trên bà con cần Phun hỗn hợp chế phẩm thuốc sau đây:

Trường hợp 1: Thời kỳ ra hoa nở nếu không gặp mưa, điều kiện thời tiết thuận lợi. Trong trường hợp này chúng ta đợi đến khi hoa rụng cánh 40-50% trên tổng vườn. Bà con sử dụng các chế phẩm sau đây để giữ quả non, chống rụng quả, thúc quả phát triển:

+ Chế phẩm NANO CANXI SUPER: chống teo cuống, chống rụng quả non, tăng cường quá trình trao đổi chất cho cây, tạo điều kiện thuận lợi cho cây hấp thu dinh dưỡng cân đối, hạn chế quả phát triển dị dạng ngay từ đầu (kết hợp với Bo-Mg-Si).

+ Chế phẩm AKH SUPER NANO: Tăng tỷ lệ đậu quả, thúc quả non lớn nhanh, hạn chế tối đa tình trạng quả non chậm lớn, vàng cuống.

Hỗn hợp 2 chế phẩm trên nên phun định kỳ 5-10 ngày/lần, phun cho đến khi quả đạt kích thước 2,5-4cm thì ngừng phun. Lưu ý quả đạt kích thước 1-1,5cm chúng ta nên phun phòng bệnh cho quả non bằng chế phẩm nano bạc đồng plus(nếu thấy xuất hiện bệnh do nấm khuẩn).

Trường hợp 2: Thời kỳ ra hoa đậu quả non gặp điều kiện thời tiết bất lợi (mưa nhiều, ẩm cao, thiếu ánh sáng). Bà con phun hỗn hợp các chế phẩm sau đây:

+ Chế phẩm NANO CANXI SUPER (nano canxi có tác dụng chống rụng quả, dai cuống).

+ Chế phẩm chứa NANO CANXI CACBONAT – K (chống mưa acid, tăng cường độ và hiệu suất quang hợp cho cây, nuôi quả và giữ quả tốt).

+ Chế phẩm AKH SUPER NANO kết hợp SHELLAC SUGER (chứa các dạng Bo – Si/ Mn - Mg – Zn – Mo) giúp quả non phát triển nhanh và mạnh, quả tăng trưởng tốt, thúc quả lớn nhanh ngay từ giai đoạn đầu góp phần làm giảm hiện tượng rụng quả non.

+ Chế phẩm nano bạc đồng plus: phòng và trị nấm khuẩn gây bệnh gây hại hoa và quả non.

+ Nano bạc: tăng khả năng hấp thu ánh sáng cho bộ lá, chống nấm khuẩn gây bệnh.

Để đạt hiệu quả tối ưu, nếu mưa ẩm kéo dài trên 7-10 ngày, bà con nên phun hỗn hợp chế phẩm thuốc trên 3-5 ngày/lần.

Tác dụng cơ bản các dòng chế phẩm:

+ Chế phẩm AKH SUPER NANO (thành phần cơ bản: Bo – Zn – Fe – Cu – Mo – Mg dạng nano): thúc và nuôi dưỡng mầm hoa, hoa to khỏe, phát triển đồng đều và tập trung, nuôi quả và phát triển quả, thúc lộc hè, nuôi lộc thu phát triển thành thục(cành mẹ năm sau).

+ Shellac suger: Thúc đẩy phân hóa mầm hoa, tăng cường sức sống hạt phấn, tăng tỷ lệ đậu quả, quả non phát triển đồng đều, hạn chế rụng quả sinh lý, thúc cành lộc hè – thu phát triển.

+ Chế phẩm nano canxi cacbonat - K: Chống mưa acid (trung hòa mưa acid) ngay tại bề mặt lá, hoa và quả non. Chống rụng hoa quả non.

+ Chế phẩm nano canxi super: ngăn chặn hình thành tầng rời cuống hoa quả, chống teo cuống, giúp cuống dai hơn, bền vững hơn, chống rụng quả hữu hiệu, hiệu quả nhanh, tác dụng mạnh (nên kết hợp với nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua để đạt hiệu quả toàn diện).

+ Chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua: phòng và đặc trị các nhóm bệnh do nấm, vi khuẩn và virus gây hại bộ lá, hoa và quả non. Sản phẩm không độc hại, không có tác dụng phụ ngay cả khi phun quá liều lượng, các dòng chế phẩm nano trị bệnh không gây tồn dư các chất độc hại và rất phù hợp cho các nhóm cây ăn quả thời kỳ ra hoa đậu quả non(thường mẫn cảm bệnh do nấm khuẩn).

Chế phẩm nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua phòng và trị bệnh do nấm khuẩn gây hại hoa và quả non (Có thể phun vào thời điểm cây ra hoa đậu quả non, an toàn, không gây ngộ độc cho cây)

Liều lượng các dòng chế phẩm có thể thay đổi theo điều kiện thời tiết, nếu điều kiện thời tiết mưa ẩm nhiều có thể tăng liều lượng.

Ưu điểm vượt trội của các dòng chế phẩm trên: Các thành phần tồn tại ở dạng nano, không chứa chất kích thích, không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường đặc biệt hiệu suất hấp thu dinh dưỡng rất cao(qua lá) chỉ trong 12-24h sau khi phun, hiệu quả nhanh, chống rụng quả rất tốt, các chế phẩm nano được thiết kế đặc biệt nên có thể phun trong điều kiện thời tiết bất lợi (mưa nhiều, ẩm cao).

Tác hại của mưa ẩm kéo dài, mưa axít tác động đến sinh trưởng của hoa và quả non

Trong nước mưa thường có hàm lượng acid nhất định (H+), đặc biệt là những đợt mưa đầu mùa xuân. Chính hàm lượng axít dù nhỏ này (tích lũy thành nhiều đợt) rơi trên lá, hoa, quả non làm cho cánh hoa bị cháy, nhóm tế bào vỏ quả bị axít hóa (cháy quả) từ đó quả không thể phát triển tiếp được (đứng quả), vàng cuống, khả năng hấp thụ dinh dưỡng qua lá kém, cộng thêm thiếu ánh sáng chỉ sau một thời gian ngắn quả non bị rụng hàng loạt.

Các tác hại của mưa ẩm và mưa axít:

+ Mưa ẩm, mưa axít làm cho cánh hoa bị cháy, độ ẩm cao làm cho hạt phấn bết dính, tỷ lệ thụ phấn và đậu quả thấp, mưa axít làm cho chất bám dính trên nhụy cái bị rửa trôi do đó tỷ lệ bám dính của hạt phấn kém, tỷ lệ thụ phấn chéo gần như không có.

Mưa ẩm, mưa axít kéo dài, nấm khuẩn gây bệnh hại hoa quả non

+ Mưa ẩm kéo dài làm cho nấm khuẩn phát sinh phát triển mạnh gây thối nhũn hoa, nấm mốc hoa làm suy giảm chức năng sinh lý của hoa, tỷ lệ đậu quả thấp. Khi chức năng sinh lý của hoa bị ảnh hưởng chúng sẽ rụng sau 1-2 ngày. Nấm khuẩn gây bệnh hại quả non làm cho quả non bị thối đen và rụng hàng loạt.

+ Lượng axít trong mưa nếu được bổ sung liên tục còn làm cho canxi trong tế bào tầng rời (phần cuống) giảm mạnh (chúng bị hòa tan, bị di chuyển thành những ion linh động). Mà Canxi là một nguyên tố dinh dưỡng trung lượng quan trọng cần bổ sung và không thể thiếu ở thời kỳ ra hoa đậu quả đối với bất kỳ cây ăn quả thân gỗ nào. Thời kỳ ra hoa đậu quả cây trồng nói chung thường bị thiếu Canxi (Ca) do Ca là nguyên tố dinh dưỡng “không dùng lại và không di động”, canxi có nhiều ở các lá già và chúng không thể di chuyển ngược lại các lá non, chồi non, chồi hoa hay chùm quả non do vậy thời kỳ rụng cánh hoa lượng canxi ở quả non, ở cuống quả bị thiếu hụt khá nhiều gây nên các hiện tượng rụng quả sinh lý, teo cuống, vàng cuống.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng Canxi được xem như là một chất keo “xi măng” liên kết chặt chẽ các tế bào tầng rời với nhau khiến chúng trở lên bền vững hơn. Do vậy ở thời kỳ phân hóa mầm hoa đến hoa rộ, đậu quả non các nhà vườn cần phải chú ý bổ sung hàm lượng Canxi dễ tiêu kết hợp với các dinh dưỡng vi lượng khác sao cho cân đối phù hợp (Bo-Mg-Zn-Mo-Cu). Đa số các đạng canxi hiện nay trên thị trường được bán dưới dạng phân bón lá có hỗn hợp với một số thành phần trung, vi lượng khác tuy nhiên các dạng canxi này hầu hết tồn tại dưới dạng ion (Ca2+). Khi phun qua lá, các ion Ca2+ này thường xảy ra phản ứng trao đổi với CO32- (được sinh ra từ H2CO3) làm kết tủa Canxi ở dạng không tan (CaCO3), nói cách khác ion Ca2+ bị giữ lại ở dạng muối Canxi cacbonat (CaCO3) cây trồng không thể hấp thu được. Lượng Canxi bị chuyển thành dạng khó hấp thu phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, trong điều kiện thời tiết âm u, mưa càng nhiều lượng canxi Ca2+ bị chuyển thành dạng canxi khó tiêu, khó hấp thu càng nhiều (do hơi nước kết hợp với khí CO2 trong không khí tạo thành lượng lớn axit yếu H2CO3). Quá trình canxi bị chuyển thành canxi khó hấp thu được thể hiện qua phản ứng sau: 

Ca2+     +   CO32-    = CaCO3 (Canxi khó hấp thu qua lá, chúng bị kết tủa ngay bề mặt lá)

Chính vì vậy nhiều bà con trong quá trình chăm sóc cây ăn quả vẫn bổ sung Canxi nhưng lại không đạt được hiệu quả cao, quả non vẫn rụng, vẫn hình thành tầng rời. Do đó khi bổ sung Canxi cho cây nhất là giai đoạn ra hoa, đậu quả các nhà vườn nên bổ sung các dạng Canxi dễ hấp thu, các dạng có tính chất giải phóng Canxi (Ca2+) liên tục ở mọi điều kiện cho dù là điều kiện thời tiết không thuận lợi như thế mới bổ sung kịp thời Canxi cho cây, giúp cây vượt qua được các điều kiện thời tiết bất lợi về thời tiết.  Canxi Nano và Nano canxi cacbonat đáp ứng được các yêu cầu khắt khe đó. Nano – canxi cacbonate có hoạt tính hóa học cao nên dễ phản ứng để trung hòa axit ngay cả ở môi trường axit yếu pH = 5-6. Nano canxi cacbonat  sử dụng phun qua lá làm tăng hiệu suất quang hợp và bổ sung canxi qua lá cho cây. Khi ở kích thước nano mét(nm) các hạt Nano-Canxi cacbonat bám vào kẽ lá và phân hủy trong môi trường khí CO2 tự nhiên (H2CO3) đồng thời giải phóng khí CO2 tăng đến 40% tại kẽ lá tạo nguyên nguồn nguyên liệu (CO2) dồi dào cho quá trình quang hợp và bổ sung canxi cho cây trồng. Do đó hiệu suất quang hợp của cây được tăng lên đáng kể, cây quang hợp tốt sẽ là điều kiện cần để thúc quả non lớn nhanh, chống rụng quả sinh lý.

Tổng kết vai trò của các chế phẩm nano chứa canxi:

Vai trò của nano canxi: nano canxi bổ sung liên tục dạng canxi dễ tiêu, dễ hấp thu, hạn chế tối đa tình trạng thiếu canxi đối với cây ăn quả, giúp cuống hoa cuống quả bền vững hơn, chống rụng hoa và quả non. Do ở kích thước nano nên hiệu suất hấp thu canxi rất nhanh, các hạt nano canxi bổ sung liên tục canxi dễ tiêu cho cây(Ca2+). Khi phun nano canxi qua lá sau 1-2 ngày đã thấy hiệu quả toàn diện: quả non dai cuống hơn, hiện tượng rụng quả non giảm trên 90%. 

Vai trò của nano canxi cacbonat (N-CaCO3): nano canxi cacbonat trung hòa mưa axít làm giảm hiện tượng axít hóa hoa và quả non. Nano canxi cacbonat chống rụng hoa và quả non chủ động (do mưa axít làm rụng hoa quả non, nano canxi cacbonat trung hòa tác hại của mưa axít).

                                    

Các hạt nano canxi cacbonat có khả năng trung hòa mưa axít, bổ sung canxi dễ tiêu cho cây qua lá

Như vậy có thể nói trong điều kiện mưa ẩm kéo dài liên tục bà con nên bổ sung qua lá cho cây nano canxi super, nano canxi cacbonat nhằm hạn chế tác hại của mưa axít, đồng thời cung cấp dạng canxi dễ tiêu, dễ hấp thu cho cây, thúc đẩy quá trình quang hợp nuôi quả, hạn chế tối đa tình trạng rụng quả sinh lý sau khi tắt hoa.

Nano canxi cacbonat trung hòa mưa axít và bổ sung canxi dễ hấp thu cho cây được mô tả như sau:

Giai đoạn 1: Trong không khí tự nhiên, khi có mưa sẽ xuất hiện một loại axít yếu do sự kết hợp của hơi nước và khí cacbonic (CO2). Mưa càng nhiều lượng axít sinh ra càng lớn. Trong nước mưa ngoài axít cacbonic (H2CO3) còn xuất hiện thêm một loại axít nữa đó là axit nitric (HNO3). Các loại axít này đều sinh ra ion H+, ion Hgây hại trực tiếp hoa, quả non, chồi non…

Giai đoạn 2: Khi phun chế phẩm nano canxi cacbonat qua lá, gặp điều kiện mưa ẩm, mưa axít chế phẩm Nano canxi cacbonat (N-CaCO3) trực tiếp trung hòa mưa axít và giải phóng Canxi dễ tiêu bổ sung cho cây qua lá theo cơ chế sau:

Nano-CaCO3  +  H2CO3   ==>    Ca+2  +  2CO2↑ +   H2O

Như vậy qua mô tả trên chúng ta thấy các axít sinh ra trong nước mưa sẽ bị các hạt nano canxi cacbonat trung hòa (triệt tiêu tác hại của axít), qua đó giảm tối đa tác hại của mưa axít, đồng thời quá trình trên cũng giải phóng ra canxi dễ tiêu bổ sung qua lá cho cây(chống rụng quả). Ngoài ra quá trình trung hòa mưa axít còn giải phóng khí CO2 tăng tới 40% ngay tại bề mặt lá, khí CO2 là nguyên liệu cần thiết cung cấp cho cây trồng qua các tế bào khí khổng ở bề mặt lá làm tăng hiệu suất quang hợp, thúc đẩy quả non phát triển.

Lưu ý: Để đạt hiệu quả cao trong điều kiện mưa nhiều ẩm cao nên sử dụng kết hợp nano canxi cacbonat với nano canxi super, nano bạc đồng plus. Sau khi tắt hoa (rụng cánh) phun thêm chế phẩm AKH SUPER NANO.

IV – Chăm sóc bưởi diễn thời kỳ phát triển quả, thúc lộc hè phát triển

Thời kỳ này chúng ta cần bón phân để nuôi quả, phát triển quả ổn định, hạn chế quả phát triển quá mạnh dẫn đến quả quá to. Ngoài ra khi quả bắt đầu vào nước bà con cần bón phân qua lá và rễ với mục đích thúc lộc hè phát triển. Nếu chúng ta không chủ động điều tiết lộc xuân – hè – thu (cành mẹ năm sau) thì vụ kế tiếp có thể cây sẽ phân hóa mầm hoa chậm và yếu thậm chí gây nên hiện tượng ra quả cách năm. Bởi cành mang quả năm trước sẽ bị đuối dinh dưỡng nếu có ra hoa thì hoa nhỏ, tỷ lệ hoa dị hình cao, khả năng thụ phấn và giữ quả thấp do đó chúng ta cần chuẩn bị cho cây một lớp cành mẹ kế cận làm nhiệm vụ mang quả cho năm sau. Ngoài ra việc thúc cành hè – thu còn có tác dụng làm giảm sự phát triển mạnh quá mạnh của quả (bốc quả), hạn chế quá trình vận chuyển dinh dưỡng quá mức cần thiết về vỏ quả (khiến cho vỏ quả dày, phồng lên), giúp cho tỷ lệ thịt quả, vỏ quả ở mức cân đối, chất lượng quả tăng lên đáng kể. Nếu không thúc cành hè, cành thu lượng dinh dưỡng dư thừa rất có thể sẽ được đẩy vào quả làm cho quả quá to, vỏ dày, chất lượng quả giảm sút.

Khi quả phát triển ổn định, quả bắt đầu vào nước, vào khoảng tháng 4-5 bà con nên bón hỗn hợp phân bón gốc như sau:

+ Phun qua lá chế phẩm AKH SUPER NANO: tác dụng thúc mầm lộc dinh dưỡng(lộc hè, thu). Thực tế cho thấy cành mang quả là những cành xuân, hè hoặc thu từ năm trước cho nên việc thúc cành lộc hè, thu là điều bắt buộc trong quá trình chăm sóc bưởi diễn giai đoạn kinh doanh.

+ Bón 0,5-1kg phân NPK chuyên dùng cho cây ăn quả(tùy đường kính tán và tuổi cây). Bón vãi xung quanh hình chiếu tán kết hợp với một loại phân chuyên dùng cho cây ăn quả có hiệu lực thúc mầm dinh dưỡng (lộc hè) đồng thời nuôi quả phát triển cân đối đó chính là POLYME VÔ CƠ. Polyme vô cơ có chưa đầy đủ 13 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây ăn quả có múi từ đa lượng – trung lượng – vi lượng. Các yếu tố dinh dưỡng đa trung vi lượng được thiết kế ở dạng nano dễ tiêu, dễ hấp thu, an toàn và không gây ngộ độc phân bón cho rễ, tiết kiệm chi phí, hiệu suất hấp thu cao.

Lưu ý chung:

+ Việc bón phân cần dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cây, tùy vào sức sinh trưởng của cây để có lượng bón và phương pháp bón khác nhau, đôi khi dựa vào cả điều kiện thời tiết để tiến hành bón phân cho cây. Không nên bón thừa hoặc thiếu so với nhu cầu dinh dưỡng của cây.

+ Khi cành thu phát triển thành thục bà con cần theo dõi thời tiết, sức sinh trưởng của cây để thực hiện các biện pháp hãm lộc đông sao cho phù hợp (Tháng 11-12).

+ Cần chủ động phòng trị sâu bệnh theo các đợt cành lộc. Bảo vệ các cành lộc xuân, hè hạn chế sâu bệnh phát sinh, phát triển ở các giai đoạn nuôi lộc.

GIỚI THIỆU TÓM LƯỢC VỀ POLYME VÔ CƠ BÓN GỐC

Polyme vô cơ là một loại phân bón gốc thông minh cao cấp (là cuộc Cách Mạng trong lĩnh vực phân bón gốc). Polyme vô cơ giúp tiết kiệm chi phí phân bón, tất nhiên tiết giảm luôn công bón phân, hạn chế thoái hóa đất, dễ dàng tăng OM(hữu cơ) trong đất đặc biệt chống hạn cho cây và giữ ẩm tốt cho đất phù hợp với những nơi có điều kiện canh tác khó khăn như thiếu nước canh tác, vận chuyển phân bón khó khăn. Polyme vô cơ làm giảm tối đa tình trạng  hiện tượng mất phân bón qua đường bay hơi hoặc bị cố định trong đất. Khắc phục được các nhược điểm của phân bón hóa học. Ước tính hiệu suất hấp thu dinh dưỡng của bộ rễ đối với các dạng phân hóa học vào khoảng 30-45% tùy tính chất đất và điều kiện thâm canh. Do đó đây sẽ là giải pháp tối ưu - lâu dài cho nông nghiệp sạch - an toàn. Nó sẽ giải quyết phần lớn nhu cầu dinh dưỡng của cây đặc biệt Nó tỏ ra hiệu quả và kinh tế trên các nhóm cây có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, cây công nghiệp, hoa cây cảnh. Trên Mạch Polyme vô cơ mang đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu mà cây cần, hạn chế tình trạng ngộ độc do thừa phân bón, cây trồng vì thế mà cũng ít sâu bệnh hơn.

Polyme vô cơ có nhiều loại tồn tại dưới dạng các hợp chất khác nhau của các nguyên tố Kim loại với Phi kim loại, Phi kim loại với Phi kim loại. Chúng liên kết với nhau tạo ra các mạch Polyme khác nhau. Một hỗn hợp gồm nhiều Polyme vô cơ được thiết kế thành nhiều lớp khác nhau mà ở đó mỗi lớp là một mạch polyme vô cơ. Trên mỗi mạch dài (polyme vô cơ) chúng tôi có thể “gắn” các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho cây trồng từ dinh dưỡng Đa lượng (N-P2O5-K2O),Trung lượng (Ca-Mg-S-SiO2) đến Vi lượng (Fe, Cu, Mn, Zn, B, Mo) theo một tỷ lệ nhất định phù hợp với từng nhóm cây trồng.

Vậy các Polyme vô cơ có vai trò như thế nào đối với dinh dưỡng cây trồng ?

Vai trò thứ nhất: Chủ động Bổ sung trực tiếp cân đối, đầy đủ và theo nhu cầu các nguồn dinh dưỡng dễ tiêu, dễ hấp thu cho cây qua bộ rễ, hạn chế mất dinh dưỡng qua các con đường khác nhau.

Chúng ta đã biết cây sinh trưởng, phát triển ổn định và bền vững là nhờ quá trình chăm bón, bổ sung dinh dưỡng qua rễ, lá. Tuy nhiên tùy điều kiện thời tiết, giai đoạn phát triển (thời điểm) và nhu cầu dinh dưỡng của cây chúng ta bón phân sao cho phù hợp. Nếu thiếu hoặc thừa, mất cân đối dinh dưỡng  thì cây trồng sẽ phát triển chậm, còi cọc, sức chống chịu và sức đề kháng kém, năng suất giảm, cây thiếu tính ổn định, thường phát sinh nhiều sâu bệnh…tuy nhiên với các mạch polyme vô cơ các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây được gắn trực tiếp trên mỗi mạch polyme (mỗi mạch sẽ được gắn một loại dinh dưỡng thiết yếu), chúng ta có thể tạo ra nhiều loại mạch tương ứng với nhiều nguyên tố dinh dưỡng khác nhau và như thế cây sẽ được bổ sung đầy đủ, đồng thời và cân đối dinh dưỡng. Khi cây được hấp thu đầy đủ, cân đối dinh dưỡng chúng sẽ phát triển tốt, cây khỏe mạnh, kháng sâu bệnh tốt.

Vai trò thứ hai: Hạn chế tình trạng thoái hóa bạc màu đất do lạm dụng phân bón hóa học đồng thời tiết kiệm chi phí phân bón gốc và công bón phân

Trên các mạch polyme vô cơ được gắn các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây, do đó chúng ta có thể điều chỉnh và kiểm soát được về định lượng các yếu tố dinh dưỡng sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. Qua đó kiểm soát được dư lượng phân bón gốc cho cây hạn chế tình trạng cây thừa/thiếu dinh dưỡng, giảm thiểu ngộ độc phân bón rễ, giúp bộ rễ phát triển ổn định.Với các nhóm phân bón hóa học tan nhanh khi bón xuống đất ngay lập tức xảy ra các phản ứng cố định hoặc mất dinh dưỡng qua bề mặt thoáng có các nguyên tố dinh dưỡng ở dạng tự do, không có khả năng giữ và nhả từ từ cho cây. Việc bón phân hóa học tan nhanh không những làm lãng phí phân bón mà còn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc phân bón ngay tại bộ rễ, đất bị chai cứng, thoái hóa nếu lạm dụng phân bón hóa học liên tiếp nhiều vụ vì thế mà năng suất thực thu của cây trồng sẽ giảm qua từng năm, thiếu tính ổn định, kém bền vững. Việc sử dụng phân bón thông minh polyme vô cơ sẽ thay thế dần dần phân bón hóa học tan nhanh. Do đặc tính ưu việt của phân bón gốc polyme vô cơ, các nguyên tố dinh dưỡng trên mỗi mạch polyme sẽ có cơ chế nhả từ từ các nguyên tố dinh dưỡng cây nên hiệu lực bón phân kéo dài, giảm thiểu chi phí công bón phân tới 40-60% (tùy nhóm cây trồng). Chẳng hạn đối với cây Măng Tây, trong quá trình chăm sóc bà con thường bón gốc NPK định kỳ 10-15 ngày/lần (bón vãi), tuy nhiên với lựa chọn bón polyme vô cơ qua gốc chúng ta bón định kỳ 40-50 ngày/lần. Với cây có múi và cây ăn quả nói chung 4-6 tháng/lần, cây công nghiệp 5-6 tháng/lần. Cây thanh long nếu dùng phân bón NPK truyền thống 15-20 ngày bón/lần thì nay sử dụng polyme vô cơ gốc chúng ta bón định kỳ 50-60 ngày/lần…

Đặc biệt polyme vô cơ có nhiều ưu điểm vượt trội so với các dạng phân bón truyền thống khác:

+ Không độc hại không gây ô nhiễm môi trường đất canh tác, hỗ trợ các vi sinh vật có lợi phát triển.

+ Bổ sung kịp thời đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu, hạn chế ngộ độc rễ, dinh dưỡng được nhả chậm từ các mạch polyme (phân bón hóa học thường gây ngộ độc nếu bón quá lượng, thường bị mất qua con đường bay hơi, rửa trôi, cố định trong đất ở dạng khó tan…).

Chẳng hạn đối với cây cam canh, bưởi diển cần bổ sung dinh dưỡng một cách từ từ, tránh “bốc mạnh”, với cam đường canh nếu bón phân không đúng thời điểm, không đúng nhu cầu, thừa hoặc thiếu đều ảnh hưởng đến sinh trưởng rễ, sinh trưởng quả và lộc. Trong thời kỳ cây ra hoa đậu quả (bắt quả non) nếu thừa các yếu tố đa lượng cây sẽ tiềm ẩn khả năng bật lộc dinh dưỡng, khi cây bật lộc dinh dưỡng đúng vào thời điểm quả non chúng thường bỏ quả (rụng quả).

Như vậy có thể nói điều tiết dinh dưỡng qua bộ rễ cho cây là một công việc cực kỳ quan trọng trong quy trình chăm sóc cây trồng nói chung. Việc bón thừa/thiếu, mất cân đối đều gây ra tác hại nặng nề với cây trồng, đất canh tác sẽ nhanh thoái hóa, hệ số sử dụng đất giảm dần, hiệu quả kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích thấp. Trong khi đó nền nông nghiệp nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển, với trình độ thâm canh cao do đất canh tác nông nghiệp dần bị thu hẹp cho nên việc ứng dụng công nghệ cao trong quá trình chăm sóc cây trồng nói chung sẽ là xu thế phát triển của ngành nông nghiệp nước ta trong những năm tới.

(Mọi hành vi sao chép phải dẫn nguồn bản quyền tác giả)

Tư vấn kỹ thuật chăm sóc Bưởi Diễn thời kỳ ra hoa đậu quả, chống rụng hoa và quả non cho bưởi Diễn: 

ThS Phạm Công Khải - 0976 804 678 * 01235 99 85 99