Kỹ thuật bón phân cho mắc ca kiến thiết Điện Biên
Phần 1: Kỹ thuật chăm sóc mắc ca kiến thiết (cây dưới 2-2,5 năm tuổi)
Thứ nhất: Cắt tỉa tạo tán thông thoáng, định hình tán theo hướng tán mở, loại bỏ cành tăm, nuôi cành cơ bản, để lại cành lợi tán, hạn chế các cành đan xen nhau.
Thứ hai: Trong quá trình cắt tỉa cần kiểm tra tình hình sâu bệnh hại, tỷ lệ nhiễm bệnh, xác định nhóm sâu bệnh hại qua đó báo cáo GĐKT để có phương án xử lý kịp thời, ngăn lây lan thành dịch.
Thứ ba: Vấn Đề Phân Bón
Phân bón cho mắc ca dưới 2-2,5 tuổi bao gồm (tính cho mỗi cây):
+ Phân hữu cơ hoai mục (phân gà hoai mục hoặc phân bò ủ hoai): mỗi cây 5-8kg
+ Phân NPK tổng hợp: 16-16-8 + TE hoặc 15-15-15 + TE, lượng bón mỗi cây 250-350g
(lưu ý không nên bón mất cân đối giữa các thành phần đa lượng, cây phát triển không cân đối và nguy cơ bị xì mù thân gốc)
Phương pháp bón: Có 2 phương pháp bón
Phương pháp 1: Phân NPK và Phân hữu cơ bón lấp, xung quanh tán, theo hình chiếu tán trở vào 20-25 (tùy cây). Phân được trộn đều với đất trước khi bón (phương pháp này nếu chủ động được nước tưới sẽ cho hiệu quả cao, ít bị mất phân). Trước khi bón cần tạo rãnh sâu rộng 15-20 x 30-40cm, đảm bảo bón cách gốc, không bón sát gốc.
Phương pháp 2: Bón mặt, phân trộn đều với nhau và bón mặt xung quanh hình chiếu tán.
Trong 2 phương pháp trên nên áp dụng phương pháp 1 (hiệu quả cao, ít mất phân, cây hấp thu dinh dưỡng thuận lợi hơn – tuy có tốn công).
Phần 2: Kỹ thuật chăm sóc mắc ca kiến thiết, chuẩn bị bước vào kinh doanh 2020-2021
Thứ nhất: Cần khẩn trương cắt tỉa tạo tán thông thoáng, có phương pháp cắt tỉa phù hợp, hạn chế cắt tỉa đau, định hình tán chuẩn bị cho bắt quả năm sau. Kiểm tra sâu bệnh hại qua đó có giải pháp xử lý kịp thời.
Thứ hai: Phân bón cho mắc ca chuẩn bị bước vào kinh doanh
Phân bón cho mắc ca chuẩn bị kinh doanh mang tính đặc thù, cần có kế hoạch bón phân phù hợp và đúng thời điểm, mục tiêu là nuôi già các cành lộc Xuân-Hè, hạn chế các đợt lộc đông cuối năm. Cụ thể, phân bón cho mỗi cây đợt đầu năm như sau:
+ Phân hữu cơ hoai mục: 5-10kg(có điều kiện phân bón hữu cơ nên bón nhiều hơn càng tốt).
+ Phân NPK: 15-15-15 + TE hoặc 13-13-13 + TE hoặc 16-16-16 + TE, mỗi cây bón 300-400g.
Bắt buộc tạo rãnh trước khi bón, bón lấp, hỗn hợp phân cần được trộn đều với đất trước khi bón, bón phân xong cần tưới nước, duy trì nước và độ ẩm đất theo các đợt lộc cành, nuôi hết đợt lộc cành, sau khoảng 15-20 ngày có thể bón đợt NPK tiếp theo (thông thường sau đợt cành xuân từ 3-3,5 tháng sẽ bón NPK đợt 2 - đợt 2 sẽ có chỉ dẫn tiếp theo tùy tình hình thực tế).
ThS Phạm Công Khải - 0976 804 678
Viết bình luận: