Tại sao nên xử lý ra hoa sớm cho cây mắc ca ?

Mắc ca ra hoa quá muộn thường gặp điều kiện thời tiết bất lợi (nóng ẩm, mưa acid) gây rụng quả non hàng loạt, khó kiểm soát. Do đó nhà vườn cần áp dụng các biện pháp chăm sóc kịp thời sau thu hoạch để thúc cây mắc ca ra hoa sớm hơn chính vụ 15-20 ngày. Tại các tỉnh Tây Nguyên, mắc ca xả nhị, đậu trái non muộn thường gặp tình trạng khô cháy hoa, rụng hoa và trái non. Tại các tỉnh Tây Bắc, mắc ca đậu quả non muộn thường gặp các điều kiện thời tiết bất lợi (mưa acid, nóng ẩm) làm cho mắc ca rụng quả non với tỷ lệ cao hơn so với các vườn mắc ca được điều tiết ra hoa sớm 10-15 ngày.

Giải pháp xử lý ra hoa sớm cho mắc ca:

Để mắc ca cho chuỗi hoa to, khoẻ, tăng tỷ lệ thụ phấn, nhà vườn cần điểu chỉnh thời điểm thu hoạch hợp lý qua các vụ. Sau thu hoạch cần khẩn trương dọn vườn, tàn dư thực vật, cắt tỉa cành tạo tán thông thoáng, khống chế chiều cao cây, bón phân phục hồi cây, tạo khoảng thời gian ngủ nghỉ cho cây hợp lý (đủ dài) trước khi bước vào giai đoạn phân hoá mầm hoa.

Sau khi thu hoạch, nhà vườn triển khai các biện pháp chăm sóc sau:

+ Cắt tỉa tạo tán thông thoáng, loại bỏ cành vô hiệu, cành phá tán, cành sâu bệnh, phần thừa cuống chùm quả (chỉ số diện tích lá tối ưu, tán cân đối, hợp lý, thông thoáng giúp nâng cao tỷ lệ đậu quả, hạn chế rụng quả sinh lý, giảm sâu bệnh).

+ Kiểm tra rà soát bệnh xì mủ cây, sâu đục thân, mối gốc qua đó có giải pháp xử lý kịp thời, kết hợp các biện pháp phòng trị sâu bệnh tổng hợp. Phun rửa vườn, phòng trị nấm khuẩn gây bệnh: dùng 500ml nano Bạc Đồng Super kết hợp 500ml nano Đồng Oxyclorua pha 200-300 lít nước phun kỹ thân lá, phun 2 lần liên tiếp, cách nhau 7-10 ngày/lần.

+ Làm cỏ, bón phân phục hồi cây sau thu hoạch: Làm sạch cỏ xung quanh gốc, kết hợp phá váng bề mặt đồng thời tạo rãnh sâu 15-20cm, rộng 30-50cm trước khi bón phân. Chú ý độ sâu rộng của rãnh, vị trí rãnh phải phù hợp với sức sinh trưởng và độ rộng đường kính tán cây, không nên làm rãnh quá gần hoặc quá xa gốc (ảnh hưởng đến sinh trưởng bộ rễ, hiệu quả của phân bón). Quá trình làm rãnh hạn chế tối đa tổn thương cơ giới rễ.

Phân bón cho mắc ca sau thu hoạch:

+ Phân hữu cơ ủ hoai mục (phân trâu bò, phân gà ủ với nấm đối kháng):  25 – 60kg/cây(tuỳ tuổi cây và sản lượng quả vụ trước). Bón vôi nếu đất chua (pH thấp).

+ Phân NPK 15-15-15 + TE: 0,3 – 1,2kg (tùy tuổi cây). Phân NPK có tác dụng phục hồi cây sau thu hoạch, đồng thời bổ sung dinh dưỡng nuôi các cành mẹ thành thục, chuẩn bị cho thời kỳ phân hóa mầm hoa (tháng 12 đến tháng 1 năm sau).

Lưu ý khi bón phân: Hỗn hợp phân hữu cơ, vô cơ, vôi bột cần được trộn đều với đất trước khi bón rãnh, đảm bảo phân bón được phân bổ đều trên vùng rễ hữu hiệu của cây (tăng hiệu quả phân bón). Nếu sử dụng phân lân Super P2O5 nên bón cách xa vôi bột (tránh hiện tượng kết tủa lân).

Ghi chú: Lân đơn chỉ bổ sung nếu thấy cần thiết (bón mặt giai đoạn ủ mẩm hoa, phân hoá mầm hoa, phát triển chùm hoa). Bón vôi khi pH đất thấp dưới 5,5. Không lạm dụng bón vôi với số lượng lớn, dư thừa (ảnh hưởng đến phát triển bộ rễ mặt và hấp thu dinh dưỡng khoáng).

Hoa mắc ca to khoẻ, sáng bóng khi phun chế phẩm Shellac Suger

Mục tiêu cơ bản của các biện pháp chăm sóc nhằm giúp cây mắc ca phân hoá mầm hoa đồng đều và tập trung đúng thời điểm(không ra hoa quá sớm hoặc quá muộn), đồng thời chuỗi hoa phát triển to khoẻ, nâng cao sức sống hạt phấn qua đó tăng tỷ lệ đậu quả. Để đạt được các mục tiêu trên nhà vườn cần chăm sóc sao cho các cành mẹ mang hoa đạt trạng thái thành thục(đủ già), hạn chế đọt non và cành tơ. Các cành mẹ mang hoa cần phải được ngủ nghỉ ít nhất 40-50 ngày trước khi phân hoá mầm hoa. Hầu hết các nhà vườn thường áp dụng các biện pháp truyền thống (giống như nhãn, vải, cây có múi, bơ, sầu riêng,..) dùng Kali và Lân cao để ép cây ra hoa. Tuy nhiên việc lạm dụng Lân và Kali cao, dùng quá liều lượng làm cho cây mắc ca Stress kéo dài, tổn thương lớp biểu bì của phiến lá, hoa có thể ra nhưng nhỏ, yếu, bị uốn móc, sức sống hạt phấn yếu làm giảm tỷ lệ thụ phấn. Hơn nữa việc lạm dụng Lân và Kali cao (đặc biệt là Lân) làm ức chế/cản trở hấp thu Ca, B, Mg, Zn  qua đó tạo ra sự mất cân đối dinh dưỡng ở giai đoạn hoa rộ - đậu quả non làm cho hoa suy yếu và khô rụng nhanh, khó đậu quả, gây nên hiện tượng rụng quả non hàng loạt, khó kiểm soát.

Trước thực trạng trên, trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nanotech đã nghiên cứu giải pháp giúp cây mắc ca phân hoá mầm hoa đều, tập trung mà không ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của cây, không stress cây, hoa ra đều, chùm hoa to khoẻ thông qua việc phun chế phẩm Shellac Suger ở giai đoạn ủ mầm hoa – phân hoá mầm hoa.

Ưu điểm vượt trội của chế phẩm Shellac Suger đối với cây mắc ca:

+ Giúp cành mẹ thành thục nhanh, duy trì tỷ lệ C/N trên cành mẹ ở mức phù hợp, hạn chế phát triển đọt non. Không gây ức chế sinh trưởng đột ngột, các mô lá của cây không bị ảnh hưởng tổn thương sinh lý.

+ Bổ sung nano trung vi lượng dễ hấp thu (do lá mắc ca có lớp biểu bì dày, các dạng phân bón truyền thống khó hấp thu. Dạng nano có kích thước nhỏ nên dễ dàng hấp thu nhanh qua khí khổng của lá tạo nên hiệu quả toàn diện).

+ Giúp hoa ra đều, chùm hoa to khoẻ, tăng cường chức năng hạt phấn, nâng cao tỷ lệ đậu quả rõ rệt so với đối chứng.

Quy trình giúp cây mắc ca phân hoá hoa đều, tập trung (kích mắc ca ra hoa chủ động):

Thứ nhất: Dinh dưỡng cân đối, đầy đủ (Bón phân cân đối đa trung vi lượng từ giai đoạn sau thu hoạch).

Thứ hai: Áp dụng các biện pháp xiết nước, giảm độ ẩm đất từ từ ở giai đoạn cây ủ mầm hoa (đưa cây vào trạng thái ngủ nghỉ). Độ ẩm đất giai đoạn ủ mầm hoa, trước phân hoá mầm hoa duy trì 45-60%.

Thứ ba: Phun chế phẩm Shellac Suger định kỳ, kiểm soát tốt tỷ lệ cành ra đọt non, hạn chế phát triển đọt non giai đoạn tiền phân hoá mầm hoa và sau khi phân hoá mầm hoa, thúc cây mắc ca ra hoa đồng đều, chùm hoa to khoẻ. Lưu ý nhà vườn không nên lạm dụng Lân và Kali cao để ép cây mắc ca ra hoa, không áp dụng các biện pháp xử lý rễ, gây tổn thương cơ giới bộ rễ (mắc ca khác với cây có múi, nhãn vải,..).

Cách sử dụng chế phẩm Shellac Suger thúc cây mắc ca ra hoa, hạn chế đọt non: Dùng 500ml chế phẩm Shellac Suger pha 180-250 lít nước phun kỹ và ướt đẫm thân lá, 2 mặt lá, phun 2-4 lần liên tiếp, cách nhau 7-10 ngày/lần. Lưu ý sau khi phun 15-24 giờ, nếu gặp mưa phải phun bổ sung vào thời điểm gần nhất. Số lần phun chế phẩm Shellac Suger phụ thuộc vào sức sinh trưởng của cây, tuổi cây, các biện pháp chăm sóc dinh dưỡng và độ ẩm đất,..

Sau khi cây mắc ca phân hoá mầm hoa (nhú mầm hoa), nhà vườn chuyển sang phun chế phẩm nano Canxi Super.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com