Giải pháp phòng và trị bệnh tổng hợp trên cây chanh dây: bệnh phấn trắng, bệnh đốm dầu, bệnh teo trái, bệnh ghẻ quả, bệnh thối rễ hại cây chanh dây
Trung tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nanotech xin giới thiệu tới bà con quy trình ứng dụng công nghệ nano trong quản lý dịch bệnh hại trên cây chanh dây (quy trình sử dụng chế phẩm nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua chuyên dùng phòng trị bệnh trên cây chanh dây hiệu quả).
Có thể kể đến các nhóm bệnh phổ biến gây hại cây chanh dây như:
Bệnh cứng vỏ trái, bệnh xoăn lá do virus Passion fruit woodiness, virus Papaya leaf curl.
Bệnh đốm dầu, bệnh héo rũ hại chanh dây do vi khuẩn Pseudomonas syringae gây ra.
Bệnh đốm xám, đốm nâu, bệnh thối hạch, bệnh thối rễ, bệnh phấn trắng do nấm Alternaria passiflorae,Septoria passiflorae…
1 - Bệnh phấn trắng chanh dây do virus
Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh này do Virus gây ra, virus tấn công lên lớp vỏ quả, đỉnh ngọn và dây còn non. Virus gây hại toàn bộ các nhóm tế bào vỏ quả làm cho vỏ quả không thể phục hồi và thường có màu trắng xanh bao phủ vỏ quả (nhìn giống da bưởi), quả khô cứng lại, lá vàng, biến dạng, chùn ngọn.
Triệu chứng bệnh phấn trắng virus trên lá, ngọn chanh dây:
Lá nhiễm virus phấn trắng thường chuyển màu vàng đều hoặc màu vàng thể khảm (lá có màu xanh vàng xen kẽ), xoăn ngọn, chùn ngọn, lá co lại biến dạng, đôi khi thấy lá dày lên. Bệnh lây lan và phát triển mạnh nhờ môi giới truyền bệnh là côn trùng chích hút (rệp, rầy, bọ phấn, bọ trĩ, ruồi vàng...). Do đó khi vườn chanh dây nhiễm bệnh virus bà con cần sử dụng thuốc đặc trị các nhóm côn trùng chích hút, hạn chế lây lan thành dịch bệnh.
Triệu chứng bệnh phấn trắng virus trên quả chanh dây: bề mặt quả bị bao phủ một lớp phấn trắng nhìn giống vỏ quả bưởi. Bệnh nhẹ vỏ quả thường có màu xanh trắng. Khi bệnh phát triển mạnh quả trở lên khô cứng, hơi teo lại, vỏ quả lồi lõm, bề mặt vỏ quả kém nhẵn bóng hơi thô ráp..
Triệu chứng bệnh phấn trắng gây hại chanh dây: trái bị bao phủ một lớp phấn trắng, bề mặt trái kém nhẵn bóng, đôi khi quả dị dạng, kém phát triển, nhìn tổng thể giống như bề mặt vỏ trái bưởi
Giải pháp phòng và trị bệnh phấn trắng hại chanh dây:
Phòng bệnh:
+ Bón phân cân đối đẩy đủ, bón gốc phân hữu cơ hoai mục có ủ nấm đối kháng. Trong quá trình bón phân cho cây ngoài việc bón gốc bà con nên phun phân bón qua lá định kỳ 7 -10 ngày/lần. Do chanh dây sai quả nên việc thiếu hụt và mất cân đối dinh dưỡng thường xuyên xảy ra. Đặc biệt theo Trung Tâm Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nanotech đã nghiên cứu, khi phun chế phẩm Nano silic qua lá, quả trong thời kỳ cây đang phát triển giúp cây chanh dây kháng bệnh nấm phấn trắng rất tốt, định kỳ phun 7-10 ngày nano silic một lần sẽ giúp giảm 90% tỷ lệ nhiễm bệnh trên trái(bệnh nấm nói chung), trên lá giảm 80%. Thực tế nghiên cứu cho thấy nano silic làm giảm và ức chế quá trình phát triển của bào tử nấm gây bệnh. Kết hợp giữa nano silic và nano canxi phun qua lá giúp chất lượng quả nâng cao đáng kể (hạn chế nấm bệnh xâm nhiễm, tăng sức đề kháng của cây, vỏ quả ổn định, có độ cứng nhất định).
+ Tưới nước cho chanh dây: Chanh dây mang nhiều quả và thân lá cho nên hệ số thoát hơi nước rất lớn do đó bà con thường xuyên kiểm tra vườn thường xuyên và cung cấp đủ ẩm cho bộ rễ phát triển (độ ẩm xung quanh vùng rễ khoảng 65-75%). Trung bình một cây chanh dây đang mang hoa, quả cần 12-18 lít nước/ngày đêm (trong điều kiện không mưa, nhiệt độ không khí 30-32oC, độ ẩm không khí 55-70%). Nếu chanh dây bị thiếu ẩm thường xuyên làm cho cây phát triển chậm, khả năng hòa tan dinh dưỡng trong đất kém, cây yếu thường phát sinh nhiều nấm bệnh. Tuy nhiên bà con cũng cần lưu ý trong điều kiện mưa nhiều vào mùa mưa, độ ẩm đất bão hòa sẽ là điều kiện thuận lợi để tuyến trùng, nấm bệnh phát triển gây bệnh thối rễ, lở cổ rễ (nấm Phytophthora sp. Và Fusarium sp.). Do đó vào mùa mưa cần tiêu nước nhanh, không để cây bị ứ đọng nước quá 24 tiếng. Khi độ ẩm bão hòa liên tục trong thời gian dài sẽ làm cho lượng oxy trong đất bị thiếu hụt nghiêm trọng, đất thiếu oxy sẽ làm cho cây bị ngẹt rễ, thối rễ, vàng lá, bệnh héo quả sẽ phát sinh mạnh khó kiểm soát. Vì vậy để làm tăng sức đề kháng cho bộ rễ, ngăn chặn hiện tượng thối rễ bà con cần chú ý bón phân hữu cơ đã ủ hoai mục với nấm đối kháng bón định kỳ cho cây 2-4 tháng/lần(lưu ý vào mùa mưa không nên bón phân hữu cơ mà phải bón trước đó ít nhất 1-2 tháng).
+ Phun phòng trị các nhóm côn trùng chích hút (rệp, rầy, bọ phấn, bị trĩ...).
+ Sử dụng chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua phòng bệnh cho cây chanh dây:
Phun qua lá: Dùng 30-40ml chế phẩm nano bạc đồng plus kết hợp với 50ml nano đồng oxyclorua pha với bình 20 lít nước phun đều một lượt qua thân lá, quả. Định kỳ 10-15 ngày phun một lần. Tác dụng: Phòng bệnh chủ động, tiêu diệt các nguồn gây bệnh (nấm, khuẩn gây bệnh).
Tưới gốc phòng bệnh thối rễ tơ, vàng lá, giảm hiện tượng héo rụng quả:
Dùng 700ml nano đồng oxyclorua kết hợp với 500ml nano bạc đồng plus pha với 200-350 lít nước, mỗi gốc chanh dây tưới 5-10 lít dung dịch chế phẩm nano đã pha, định kỳ 30-45 ngày tưới một lần.
Trị bệnh nấm phấn trắng hại chanh dây: Thời kỳ cây chanh dây bị nhiễm bệnh nấm phấn trắng (bà con đã thấy xuất hiện triệu chứng bệnh: vỏ trái bị mốc trắng). Sử dụng chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua theo hướng dẫn sau đây:
Dùng 50-100ml chế phẩm nano đồng oxyclorua kết hợp 80ml chế phẩm nano bạc đồng plus pha loãng với 15-18 lít nước, khuấy đều tay rồi phun ẩm dạng sương mù lên tán lá, thân dây, trực tiếp vào trái. Thời kỳ cây bị nhiễm bệnh nặng bắt buộc phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 5-8 ngày. Thường phun 2 lần đã đạt hiệu quả khống chế bệnh, khoanh vùng bệnh, không cho dịch bệnh lây lan, những trái bị nhiễm nấm phấn trắng ở mức độ nhẹ đến trung bình tỷ lệ phục hồi lên tới 80-90% sau lần thứ 3 phun nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua.
Lưu ý chung:
+ Có thể phun chung nano bạc đồng plus với nano đồng oxyclorua cùng thời điểm(chung vào một bình), tuy nhiên khi pha thì pha từng loại sau đó khuấy đều, không nên đổ đồng thời 2 loại chế phẩm trên cùng lúc rồi khuấy.
+ Để đạt hiệu quả cao nên phối hợp dùng nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua kết hợp với nano silic-canxi. Sau khi phun 2 lần, bệnh nấm phấn trắng đã được khống chế thì chuyển qua phun chế phẩm NANO AKH SUPER (phục hồi sức sinh trưởng của cây, cho chất lượng trái cao hơn).
CHẾ PHẨM NANO BẠC ĐỒNG PLUS VÀ NANO ĐỒNG OXYCLORUA CHUYÊN DÙNG PHÒNG TRỊ BỆNH
TƯ VẤN KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NANO: 0976 804 678
2- Bệnh héo trái (teo trái) trên cây chanh dây (chanh leo)
Triệu chứng bệnh héo trái chanh dây(teo trái)
Quan sát thấy triệu chứng bên ngoài cây sinh trưởng phát triển bình thường, trên lá không có dấu hiệu đặc trưng của bệnh do nấm hay khuẩn. Tuy nhiên trái thường bị teo lại, vỏ trái co lại, nhăn nheo, mất nước. Triệu chứng này bà con ra thăm vườn vào buổi chiều thường thấy rõ rệt nhất. Những cây có triệu chứng của bệnh teo trái thường ít sai quả, khi hái những quả bị bệnh teo trái bổ ra thấy thịt quả cũng bị teo lại và hơi xốp.
Nguyên nhân gây bệnh teo trái: Có nhiều nhóm nguyên nhân
+ Teo trái hay héo trái đột ngột có thể do trái bị mất nước nhanh, khiến vỏ trái bị co lại. Do đó hiện tượng teo trái có thể do cây thiếu nước cục bộ.
+ Hiện tượng teo trái mà bề mặt quả vẫn bóng, ruột teo xốp: có thể do nấm bệnh hại bộ rễ làm cho khả năng hút nước và dinh dưỡng nuôi thân, trái bị hạn chế. Do đó trong quá trình chăm sóc bà con nên hạn chế bón phân hóa học nhanh tan, chủ động quản lý nguồn nấm bệnh gây hại bộ rễ đặc biệt là rễ hút.
+ Teo trái đôi khi có thể do cả nguyên nhân ngộ độc phân bón qua rễ, bón phân không đúng nhu cầu dinh dưỡng của cây.
Triệu chứng bệnh héo trái, lép ruột chanh dây - Tư vấn Kỹ Thuật: 01235 99 85 99
Giải pháp khắc phục hiện tượng teo trái trên cây chanh dây (chanh leo):
Giải pháp chung
+ Ưu tiên bón phân hữu cơ hoai mục có ủ nấm đối kháng, nâng cao hàm lượng hữu cơ trong đất
+ Bón phân cân đối đầy đủ các yếu tố đa trung vi lượng, ngoài bón phân qua rễ bà con cần phun phân bón lá (bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đẩy đủ trong quá trình nuôi quả và thu hoạch).
+ Sử dụng chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua phòng và trị bệnh cho cây chanh dây theo các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây.
Chế phẩm nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua có tác dụng phòng và đặc trị bệnh do nấm, khuẩn và virus gây hại trên cây chanh dây.
Giải pháp phòng bệnh
+ Bón phân cân đối đẩy đủ, bón gốc phân hữu cơ hoai mục có ủ nấm đối kháng. Trong quá trình bón phân cho cây ngoài việc bón gốc bà con nên phun phân bón qua lá định kỳ 7 -10 ngày/lần. Do chanh dây sai quả nên việc thiếu hụt và mất cân đối dinh dưỡng thường xuyên xảy ra. Đặc biệt theo Trung Tâm Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nanotech đã nghiên cứu, khi phun chế phẩm Nano silic qua lá, quả trong thời kỳ cây đang phát triển giúp cây chanh dây kháng bệnh nấm phấn trắng rất tốt, định kỳ phun 7-10 ngày nano silic một lần sẽ giúp giảm 90% tỷ lệ nhiễm bệnh trên trái(bệnh nấm nói chung), trên lá giảm 80%. Thực tế nghiên cứu cho thấy nano silic làm giảm và ức chế quá trình phát triển của bào tử nấm gây bệnh. Kết hợp giữa nano silic và nano canxi phun qua lá giúp chất lượng quả nâng cao đáng kể (hạn chế nấm bệnh xâm nhiễm, tăng sức đề kháng của cây, vỏ quả ổn định, có độ cứng nhất định).
+ Tưới nước cho chanh dây: Chanh dây mang nhiều quả và thân lá cho nên hệ số thoát hơi nước rất lớn do đó bà con thường xuyên kiểm tra vườn thường xuyên và cung cấp đủ ẩm cho bộ rễ phát triển (độ ẩm xung quanh vùng rễ khoảng 65-75%). Trung bình một cây chanh dây đang mang hoa, quả cần 12-18 lít nước/ngày đêm (trong điều kiện không mưa, nhiệt độ không khí 30-32oC, độ ẩm không khí 55-70%). Nếu chanh dây bị thiếu ẩm thường xuyên làm cho cây phát triển chậm, khả năng hòa tan dinh dưỡng trong đất kém, cây yếu thường phát sinh nhiều nấm bệnh. Tuy nhiên bà con cũng cần lưu ý trong điều kiện mưa nhiều vào mùa mưa, độ ẩm đất bão hòa sẽ là điều kiện thuận lợi để tuyến trùng, nấm bệnh phát triển gây bệnh thối rễ, lở cổ rễ (nấm Phytophthora sp. Và Fusarium sp.). Do đó vào mùa mưa cần tiêu nước nhanh, không để cây bị ứ đọng nước quá 24 tiếng. Khi độ ẩm bão hòa liên tục trong thời gian dài sẽ làm cho lượng oxy trong đất bị thiếu hụt nghiêm trọng, đất thiếu oxy sẽ làm cho cây bị ngẹt rễ, thối rễ, vàng lá, bệnh héo quả sẽ phát sinh mạnh khó kiểm soát. Vì vậy để làm tăng sức đề kháng cho bộ rễ, ngăn chặn hiện tượng thối rễ bà con cần chú ý bón phân hữu cơ đã ủ hoai mục với nấm đối kháng bón định kỳ cho cây 2-4 tháng/lần(lưu ý vào mùa mưa không nên bón phân hữu cơ mà phải bón trước đó ít nhất 1-2 tháng).
+ Sử dụng chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua phòng bệnh cho cây chanh dây:
Phun qua lá chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua: Dùng 30-40ml chế phẩm nano bạc đồng plus kết hợp với 50ml nano đồng oxyclorua pha với bình 20 lít nước phun đều một lượt qua thân lá, quả. Định kỳ 10-15 ngày phun một lần. Tác dụng: Phòng bệnh chủ động, tiêu diệt các nguồn gây bệnh (nấm, khuẩn và virus gây bệnh).
3 - Bệnh đốm dầu do vi khuẩn (Pseudomonas passiflorae)
Nguyên nhân gây bệnh đốm dầu: do vi khuẩn Pseudomonas passiflorae gây ra.
Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh gây hại trên lá, thân và quả dẫn đến sự mất mùa thậm chí có thể gây chết cây.
Trên lá: Trên lá bệnh tạo nên những vết thương từ mầu ôliu tới màu nâu, thường bao quanh bởi quầng sáng màu vàng nhạt, bệnh nặng dẫn đến rụng lá.
Trên thân: trên thân còn non dấu hiệu đầu tiên của sự xâm nhiễm là những vết lõm màu xanh đen, mọng nước. Sau sẽ phát triển thành màu nâu sáng, có viền rõ ràng với phần không bị bệnh. Trên thân gỗ già, triệu chứng ban đầu là những đốm nhỏ hình tròn có màu xanh đen, hơi lõm xuống, sau đó lan rộng ra và có màu nâu tối, những vết bệnh này bao quanh chồi non và gây chết cây.
Trên trái: Khi bị nhiễm bệnh trái phát triển chậm, trái nhỏ, Những dấu hiệu đầu, màu xanh tối, vết bệnh phát triển thành những vòng tròn, thô nhám, mảng lốm đốm mọng nước, làm trái rụng sớm và thối trái. Cây nhiễm bệnh nặng làm cho những vết loang trên trái như vết loang của dầu, mở rộng bề mặt vỏ trái, nhìn tổng thể giống như trái bị đem luộc chín, bệnh rất khó trị với những thuốc thông thường. Để đạt hiệu quả trị bệnh cao bà con nên dùng chế phẩm nano đồng oxyclorua kết hợp với chế phẩm nano bạc đồng plus 1000ppm. Phun liên tiếp 3 lần, cách nhau 7 ngày/lần.
Bệnh Đốm dầu thường xảy ra vào mùa thu và mùa khô.
Giải pháp phòng trị bệnh: ứng dụng công nghệ nano
+ Phòng bệnh: Dùng 30-50ml chế phẩm nano bạc đồng plus kết hợp với 30-50ml nano đồng oxyclorua pha với bình 10-15 lít nước phun ẩm đều lên tán lá, quả. Định kỳ 10-15 ngày/lần.
+ Trị bệnh: Khi cây nhiễm bệnh dùng 60-90ml chế phẩm nano bạc đồng plus kết hợp với 100ml nano đồng oxyclorua pha với bình 10-15 lít nước phun ẩm đều lên tán lá, quả. Định kỳ 5-7 ngày/lần. Phun 3 lần liên tiếp để đạt hiệu quả trị bệnh cao.
BỘ ĐÔI CHẾ PHẨM NANO BẠC ĐỒNG PLUS VÀ NANO ĐỒNG OXYCLORUA CHUYÊN DÙNG ĐẶC TRỊ BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
4 - Bệnh thối rễ chanh dây
Nguyên nhân gây bệnh: do các chủng nấm sống trong đất gây hại như nấm Phytophthora cinnamomi,Phytophthora megasperma, Fusarium...
Đặc điểm và triệu chứng gây hại:
Các nhóm nấm gây bệnh thường xuyên tồn tại trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phát sinh phát triển mạnh gây hại trực tiếp bộ rễ cây chanh dây. Bệnh thường phát sinh phát triển mạnh vào mùa mưa, độ ẩm đất cao, thường xuyên bão hòa. Nấm Phytophthora và Fusarium thường xâm nhiễm vào cổ rễ và phần rễ tơ(rễ hút), chúng gây tắc ngẽn mạch dẫn làm cho dinh dưỡng và nước không vận chuyển lên các bộ phận trên mặt đất dẫn đến lá bị mất màu xanh, hoặc có màu xanh nhạt, trường hợp bệnh nặng có thể gây chết dây và tổng thể là suy giảm sức sinh trưởng, cây héo và chết.
Triệu chứng bệnh thối rễ chanh dây do nấm Phytophthora và Fusarium
Giải pháp phòng và trị bệnh :
Phòng bệnh thối rễ trên cây chanh dây:
Trong đất luôn luôn tồn tại các chủng nấm gây bệnh hại bộ rễ (Phytophthora và Fusarium). Vào mùa mưa chúng phát sinh, phát triển mạnh và gây bệnh làm thối rễ cây. Do đó trước khi trồng bà con cần cày ải đất, phơi đất và bón vôi để tiêu diệt mầm bệnh trước khi trồng. Công việc này phải làm trước khi trồng 30-45 ngày. Trước khi trồng 7-10 ngày bà con tiếp tục dùng chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua tưới trực tiếp lên hố trồng. Ngoài ra bà con cần bổ sung phân hữu cơ hoai mục có ủ với nấm đối kháng. Trong quá trình chăm sóc cần thực hiện các biện pháp bón phân cân đối, đầy đủ (qua gốc và lá), tránh bón thừa hoặc thiếu đặc biệt là nhóm dinh dưỡng trung – vi lượng.
Khi cây chanh dây nhiễm bệnh nấm thối rễ, đã xuất hiện triệu chứng bệnh: bà con dùng 500ml chế phẩm nano bạc đồng plus kết hợp với 500ml chế phẩm nano đồng oxyclorua pha với 200 lít nước tưới đều lên gốc chanh dây, mỗi gốc 5-8 lít dung dịch chế phẩm nano(đã pha), định kỳ 7-10 ngày tưới một lần, tưới liên tiếp 2-4 lần để đạt hiệu quả tiêu diệt nấm trong đất triệt để. Nếu phòng bệnh định kỳ 30-45 ngày tưới một lần.
5 - Bệnh ghẻ quả gây hại chanh dây
Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh ghẻ quả do một loài nấm kết hợp với một loài vi khuẩn chuyên tính gây hại. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, vườn kém thoát nước, bệnh lây truyền qua côn trùng chích hút.
Triệu chứng bệnh: Lúc đầu bệnh do nấm phát triển gây hại, giai đoạn sau vi khuẩn tấn công mạnh làm cho các tế bào vỏ trái bị tổn thương và mất nước đột ngột, trên bề mặt vỏ quả xuất hiện những vết đốm nhỏ lõm sâu xuống, bệnh phát triển mạnh làm cho quả phát triển chậm, dị dạng, bề mặt quả tạo những lỗ nhỏ lõm xuống. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau tạo thành những vết lõm lớn. Khi cây bị nhiễm bệnh quả gần như kém phát triển hoặc nếu phát triển thì rất chậm, không có giá trị kinh tế.
Triệu chứng bệnh ghẻ quả trên chanh dây
Khi bà con gặp khó khăn hoặc cần hỗ trợ kỹ thuật phòng trị bệnh, quản lý dịch bệnh trên cây trồng, hãy liên hệ với chúng tôi để có giải pháp tốt nhất: Hotline: 0976 804 678
Giải pháp phòng và trị bệnh ghẻ quả:
+ Quản lý côn trùng gây hại, đặc biệt là côn trùng nhóm chích hút.
+ Sử dụng chế phẩm nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua phun định kỳ 10-15 ngày/lần. Nếu vườn chanh dây đã xuất hiện triệu chứng bệnh ghẻ quả cần phun 2-3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày (mục đích ngăn chặn lây lan bệnh, không cho bùng phát thành dịch).
Ngoài ra chế phẩm nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua có thể phòng trị các nhóm bệnh khác gây hại chanh dây như: bệnh đốm mắt cua, bệnh bã trầu, bệnh đốm xám, bệnh thối hạch, bệnh héo rũ gây hại cây chanh dây.
TÌM HIỂU CÔNG DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHẾ PHẨM
NANO ĐỒNG OXYCLORUA 10.000PPM VÀ NANO BẠC ĐỒNG PLUS 1000PPM
+ Nano đồng oxyclorua, nano bạc đồng plus có khả năng diệt nấm mạnh, diệt vi khuẩn nhanh và hiệu quả. Nano Đồng oxyclorua diệt được hầu hết các nhóm bệnh do nấm gây bệnh trên cây trồng, tại tất cả các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả. Do nano đồng oxyclorua có khả năng sinh ra oxy nguyên tử và clo nguyên tử siêu hoạt tính, chúng có tính oxy hóa cực mạnh và làm tổn thương cấu trúc của tế bào vi khuẩn gây bệnh.
+ Nano đồng oxyclorua ngoài khả năng diệt nấm nó còn bổ sung vi lượng đồng cho cây trồng, giúp cây trồng tăng cường sức đề kháng, đồng còn có vai trò quan trọng trong các phản ứng hóa sinh của cây (quang hợp, hô hấp).
+ Nano Đồng oxyclorua, nano bạc đồng plus không độc hại, không bị bay hơi, khi sử dụng không có mùi sốc khó chịu như các loại thuốc BVTV hóa học độc hại.
+ Nano đồng oxyclorua, nano bạc đồng plus không gây ra tính kháng thuốc, nên có thể sử dụng định kỳ thường xuyên liên tục qua nhiều mùa vụ mà không cần phải thay thuốc.
+ Nano đồng oxyclorua, nano bạc đồng plus khi sử dụng phun/tưới cho cây trồng không gây độc hại hay ngộ độc cho rễ, thân, lá và đất canh tác. Không gây tồn lưu các chất hóa học trên rau, củ, quả sau thu hoạch.
+ Diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh trên cây trồng trên các bộ phận của cây (rễ, thân, lá hoa và quả). Nano bạc đồng có phổ diệt nấm khuẩn rất rộng, tác dụng nhanh, hiệu quả mạnh. Nano bạc đồng plus còn có tác dụng kìm hãm và tiêu diệt quá trình nhân bản của Virus gây bệnh cây (bệnh xoăn lá, khảm lá).
+ Nano bạc đồng là sản phẩm sạch, không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn khi sử dụng, không chứa các thành phần kích thích sinh trưởng, không gây tồn dư các chất độc hại trên nông sản sau thu hoạch.
+ Nano bạc đồng plus diệt nấm khuẩn an toàn và theo một cơ chế đặc thù riêng. Nano bạc đồng plus không gây ra hiện tượng kháng thuốc nên có thể sử dụng thường xuyên qua nhiều mùa vụ mà không cần phải luân phiên thay đổi các thuốc BVTV khác. Tất nhiên như phân tích ở trên cần kết hợp nano đồng oxyclorua để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
+ Ngoài khả năng diệt nấm khuẩn gây bệnh hại cây trồng thì nano bạc đồng plus còn có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng cho bộ lá qua đó làm tăng hiệu suất quang hợp của cây trồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản. Quang hợp là quá trình chuyển hóa năng lượng “mặt trời” thành năng lượng hóa học “dự trữ” cần thiết cho tất cả sinh vật trên trái đất. Khi cường độ ánh sáng yếu, khả năng hấp thụ ánh sáng vào lá kém do đó hiệu suất quang hợp bị giảm sút. Nano Bạc làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng qua lá do đó tăng hiệu suất quang hợp.
Như vậy có thể nói nano bạc đồng plus và nano đồng oxclorua đều có khả năng phòng và đặc trị bệnh do nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh hại cây trồng. Tuy nhiên tại sao nên sử dụng kết hợp 2 loại nano Bạc đồng và nano Đồng oxyclorua trong việc phòng và đặc trị nấm khuẩn gây bệnh ???
Khi sử dụng kết hợp nano đồng oxyclorua và nano bạc đồng sẽ mang lại hiệu quả diệt nấm, vi khuẩn toàn diện, thời gian cần để diệt nấm khuẩn được rút ngắn (sẽ ít gặp rủi ro khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi), hiệu suất nắm bắt và diệt nấm, vi khuẩn của các hạt nano tốt hơn rất nhiều so với sử dụng đơn lẻ đồng thời tiết kiệm chi phí sử dụng nano bạc đồng tới 20-30%. Có được điều này là do Nano đồng oxyclorua trong môi trường tự nhiên có khả năng sinh ra Oxy nguyên tử và Clo nguyên tử siêu hoạt tính. Oxy nguyên tử và Clo nguyên tử có tính oxy hóa cực mạnh chúng sẽ làm tổn thương bề mặt ngoài bào tử nấm, tổn thương cấu trúc màng tế bào vi khuẩn và phá vỡ thành tế bào qua đó tạo điều kiện thuận lợi nhất để các hạt nano bạc - đồng xâm nhập và xuyên qua màng vào bên trong cấu trúc của tế bào vi khuẩn. Khi xâm nhập vào nội bào các hạt nano bạc - đồng ức chế quá trình nhân đôi của ADN( hoặc ARN của virus), vô hiệu hóa các enzym quan trọng và làm cho vi khuẩn(virus) không tạo ra được năng lượng duy trì sức sống. Vì thế mà vi khuẩn, nấm, virus sẽ bị tiêu diệt trong thời gian ngắn, không cho chúng có cơ hội phát triển thành dịch bệnh gây hại cây trồng trên diện rộng. Do vậy có thể nói sự kết hợp giữa nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua sẽ tạo ra tính "cộng hưởng" vô cùng lớn, tạo nên sức mạnh diệt nấm khuẩn gây bệnh sâu - rộng và triệt để hơn. Ngoài ra khi sử dụng kết hợp nano bạc đồng plus kết hợp với nano đồng oxyclorua sẽ tiêu diệt được đồng thời bệnh do cả nấm và vi khuẩn gây hại. Đối với cây chanh dây trong cùng một thời điểm có thể bị nhiễm nhiều loại bệnh (bệnh nấm phấn trắng, bệnh đốm mắt cua, bệnh bã trầu do nấm; bệnh đốm dầu do vi khuẩn, bệnh do virus) cho nên việc sử dụng đồng thời hai loại chế phẩm nano trên là giải pháp toàn diện trong phòng trị dịch bệnh triệt để trên chanh dây.
Trong nhiều trường hợp, xét trên một số bệnh do virus gây ra thì sự kết hợp giữa nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua mang lại hiệu quả phòng và trị bệnh do virus gây ra rất hiệu quả do chúng có khả năng ức chế sự nhân lên của ARN virus.
Như vậy có thể nói khi sử dụng nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua mang lại hiệu quả phòng và đặc trị nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh trên cây trồng một cách toàn diện, phổ diệt nấm khuẩn rộng hơn, hiệu quả nhanh và tác dụng mạnh, giảm chi phí công chăm sóc và bảo vệ thực vật.
Tham khảo quy trình sử dụng chế phẩm nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua chuyên dùng cho cây chanh dây tại link website sau:
Chúc bà con thành công !
(Khi sao chép tài liệu trên cần dẫn nguồn cụ thể hoặc xin phép tác giả)
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99
Email: chuyengianongnghiep24h@gmail.com
Viết bình luận: