Giải pháp phòng và đặc trị bệnh ghẻ sẹo trên cây có múi
Hiện nay cây có múi được trồng phổ biến tại nhiều vùng trồng cây ăn quả nước ta (Hưng Yên, Hòa Bình, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang). Tuy nhiên trong quá trình trồng và chăm sóc chúng cũng thường xuyên bị nhiễm nhiều loại bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị sản phẩm sau thu hoạch. Các nhóm bệnh phổ biến trên cây có múi bao gồm:
+ Bệnh loét cam do vi khuẩn Xanthomonas citri
+ Bệnh ghẻ sẹo do nấm Elsinoe fawcetti
+ Bệnh vàng lá gân xanh (bệnh Greening) do Liberobacter asiaticum
+ Bệnh tàn lụi do Triteza virus
+ Bệnh xì gôm chảy nhựa mủ thân gốc(bệnh chảy gôm) do nấm Phytophthora sp.
+ Bệnh mốc xanh và mốc lục do Penicillium italicum(xảy ra trên cam sau thu hoạch hoặc trước thu hoạch 7-10 ngày).
+ Bệnh vàng lá thối rễ do nấm Phytophthora sp và Fusarium sp.
Trong các nhóm bệnh trên thì bệnh loét cam và ghẻ sẹo là 2 nhóm bệnh phổ biến nhất, gây hại cây có múi nhiều nhất, hầu như nhà vườn nào cũng bị nhiễm và thường xảy ra mạnh và phức tạp, khó kiểm soát vào mùa mưa. Điểm chung của 2 bệnh này là chúng phát sinh phát triển mạnh vào mùa mưa, thời điểm cây đang mang quả, nuôi lộc hè, gây hại trên cả lá, thân và quả. Tuy nhiên trong quá trình quản lý dịch bệnh chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để từ đó có phương án đặc trị bệnh hiệu quả vì 2 bệnh này có nguyên nhân khác nhau (bệnh ghẻ sẹo do nấm, bệnh loét cam do vi khuẩn). Rất nhiều nhà vườn chỉ phun thuốc trị nấm mà không có thuốc trị khuẩn do đó 2 bệnh loét cam và ghẻ sẹo thường phát triển xen kẽ hoặc song song với nhau, chúng hỗ trợ tương tác cho nhau làm cho các nhà vườn thường lúng túng và khó kiểm soát bệnh. Do đó bà con cần nhận biết và phân biệt các đặc điểm triệu chứng bệnh ghẻ sẹo và loét cam từ đó có các biện pháp kỹ thuật can thiệp kịp thời.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, đặc điểm phát sinh phát triển và giải pháp phòng trị bệnh loét cam và ghẻ sẹo.
1.Nguyên nhân, triệu chứng và đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh ghẻ sẹo do nấm
Bệnh ghẻ sẹo là một trong những loại bệnh gây hại phổ biến tại các vùng trồng cam, chanh, bưởi. Bệnh làm cho lá bị dị dạng, uốn cong và rụng lá, lộc phát triển kém, quả nhỏ biến dạng và dễ bị rụng hàng loạt, gây thiệt hại kinh tế.
2.Triệu chứng bệnh ghẻ sẹo trên cây có múi: Bệnh ghẻ sẹo gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, bệnh thường phát sinh sớm ở các bộ phận còn non như lộc non, lá non, quả non, thân cành nhỏ.
2.1 Triệu chứng bệnh ghẻ sẹo trên lá: Trên lá non lúc đầu vết bệnh là các chấm nhỏ li ti có màu vàng trong hơi nổi gờ. Khi gặp điều kiện mưa nắng xen kẽ, độ ẩm cao các vết bệnh phát triển to dần có màu hồng nâu, xung quanh có quầng vàng hẹp, vết bệnh thường nằm riêng rẽ hoặc nối liền nhau có kích thước từ 2-3mm. Đặc trưng cơ bản của bệnh ghẻ sẹo là vết bệnh thường lồi lên trên mặt lá có dạng hình chóp (chóp nhọn), mặt dưới lá hơi lõm vào, phiến lá bị biến dạng, co dúm nhăn nheo, lá nhỏ hẹp, kém phát triển, làm giảm hiệu suất quang hợp của cây, cây còi cọc chậm phát triển.
Triệu chứng điển hình của bệnh ghẻ sẹo do nấm (vết bệnh lổi gờ chình chóp nhô lên rõ ràng)
TƯ VẤN GIẢI PHÁP KỸ THUẬT: THS PHẠM CÔNG KHẢI - 0976 804 678
2.2 Triệu chứng bệnh ghẻ sẹo trên cành: vết bệnh trên cành thường to hơn trên lá (kích thước từ 3-5mm), các vết bệnh cũng có biểu hiện lồi lên nằm rời rạc hoặc liên kết với nhau làm cành khô chết hoặc thúc đẩy quá trình hình thành chồi nách.
2.3 Triệu chứng bệnh ghẻ sẹo trên cấu trúc hoa: Bệnh xuất hiện trên bầu hoa, vết bệnh lồi lên có màu xanh nhạt hoặc xanh xám, dạng bất định và làm cho hoa rụng hàng loạt (xảy ra trong điều kiện mưa ẩm kéo dài).
2.4 Triệu chứng bệnh ghẻ sẹo trên quả: Bệnh ghẻ sẹo thường phát sinh mạnh trên quả non. Tương tự như trên lá và cành, vết bệnh nổi gờ sần sùi có hình chóp nhọn, sau một thời gian vết bệnh hóa bần khô lại có màu nâu sẫm đến nâu xám. Vết bệnh nằm rải rác hoặc liên kết với nhau thành từng đám. Quả bị bệnh thường phát triển chậm, vỏ dày, méo mó, dị dạng, hầu như không có “nước”, dinh dưỡng trong thịt quả nghèo nàn, quả chất lượng kém.
Lưu ý chung: Cần phân biệt bệnh ghẻ sẹo do nấm với bệnh loét cam do vi khuẩn. Bệnh loét cam vi khuẩn chúng ta thường thấy xung quanh vết bệnh có quầng tròn dạng giọt dầu màu vàng rất rõ (phần giới hạn mô bệnh với mô không bị bệnh có màu vàng tươi hoặc xanh tối, tâm vết bệnh bị khô có màu nâu xám hơi tối), lá bị bệnh loét cam không bị biến dạng, không bị co nhăn như bệnh ghẻ sẹo. Ngoài ra vết bệnh loét cam vi khuẩn hơi nổi gờ và biểu hiện ở cả hai mặt lá và vết bệnh cũng không lồi lên dạng chóp như bệnh ghẻ sẹo. Đa số các nhà vườn cùng một thời điểm bị nhiễm cả 2 loại bệnh ghẻ sẹo và loét cam do đó trong quá trình trị bệnh cần phối hợp cả 2 loại thuốc trị nấm và vi khuẩn đồng thời (nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua khi kết hợp có khả năng đặc trị cả nấm và khuẩn).
Triệu chứng trên lá bệnh loét cam do vi khuẩn: vết bệnh hơi lõm xuống, lổi gờ xung quanh, xung quanh vết bệnh có quầng vàng dạng giọt dầu, trong khi đó bệnh ghẻ sẹo vết bệnh thường nổi lên có dạng hình chóp (cần phân biệt với bệnh ghẻ sẹo)
3. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ sẹo trên cây có múi
Bệnh sẹo còn gọi là bệnh ghẻ (ghẻ nhám, ghẻ lồi) do nấm Elsinoe fawcetti gây nên. Nấm gây bệnh sẹo thuộc lớp nấm túi Ascomycetes.
4. Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh ghẻ sẹo
Nấm có thể phát triển ở điều kiện nhiệt độ từ 15-28oC. Tuy nhiên nhiệt độ tối thích để nấm phát triển là 22-25oC, tối cao là 28-30oC. Nấm tồn tại trong mô ký chủ, gặp điều kiện thích hợp hình thành bào tử phân sinh, lan truyền nhờ gió và nước. Bào tử phân sinh chỉ nảy mầm trong điều kiện có giọt nước hoặc có độ ẩm cao. Vì vậy thường sau các trận mưa bào tử mới lan truyền xâm nhập vào các mô còn non, quả non, lá non. Nấm gây bệnh bằng cách xâm nhập trực tiếp hoặc qua vết thương hở. Sau khi tràng hoa rụng nấm xâm nhập vào quả non và lộc hạ. Thời kỳ tiềm dục của bệnh kéo dài từ 3-10 ngày, tại các tỉnh miền bắc lộc hè và lộc thu là thời điểm bệnh ghẻ sẹo phát triển mạnh nhất trong năm. Đến mùa đông khô lạnh bệnh ít hoặc ngừng hẳn.
Bệnh ghẻ sẹo phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện: có ký chủ mẫn cảm bệnh, các bộ phận trên mặt đất như lá non, quả non chưa đến giai đoạn thuần thục, có đủ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.
Mức độ nhiễm bệnh của cây có liên quan đến tỷ lệ nước trong mô và tuổi của cây (lá non chứa 75% nước rất dễ nhiễm bệnh). Bệnh hại nặng ở chanh, quýt và nhẹ hơn ở cam, bưởi. Ngoài ra khả năng nhiễm bệnh của cây còn phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, điều kiện đất đai, tưới tiêu…cây được chăm sóc tốt, dinh dưỡng cân đối sẽ nâng cao sức đề kháng, cây ít nhiễm bệnh.
5. Giải pháp phòng trị bệnh ghẻ sẹo trên cây có múi
+ Cắt tỉa vườn thông thoáng, loại bỏ cánh tăm, cành vượt, cành sâu bệnh.
+ Chủ động quản lý sâu hại đặc biệt là sâu vẽ bùa, sâu đục thân, ruồi đục quả…
+ Tăng cường sức đề kháng cho cây thông qua các kỹ thuật bón phân. Khi bón phân cho cây cần đảm bảo yếu tố cân đối và đẩy đủ đặc biệt là các yếu tố dinh dưỡng vi lượng, ưu tiên bón phân hữu cơ vi sinh, cung cấp dinh dưỡng qua lá theo thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây, không để cây thiếu hụt dinh dưỡng đặc biệt là giai đoạn nuôi quả non.
+ Chủ động phòng bệnh trên vườn ươm cây con trước khi trồng đại trà.
+ Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh nên sử dụng các phương pháp phòng bệnh chủ động thông qua các biện pháp chăm sóc kỹ thuật và thực hiện bón phân cân đối đầy đủ. Phun các chế phẩm trị nấm đặc hiệu theo các đợt lộc của cây với nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị bệnh do nấm khuẩn gây hại tuy nhiên bà con cần lựa chọn các loại thuốc có hiệu quả cao, không độc hại, không gây kháng thuốc. Một trong những chế phẩm có hiệu quả phòng trị bệnh do nấm và vi khuẩn cao và an toàn đó là chế phẩm nano bạc đồng và chế phẩm nano đồng oxyclorua.
6.Quy trình sử dụng chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua chuyên dùng cho cây có múi (phòng trị bệnh)
Phòng bệnh: Dùng 30-50ml chế phẩm nano đồng oxyclorua kết hợp với 30-50ml chế phẩm nano bạc đồng plus pha với bình 15-20 lít nước phun đều 2 mặt lá, định kỳ 10-15 ngày/lần. Có thể sử dụng chế phẩm nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua tưới gốc cho cam canh, bưởi diễn phòng bệnh vàng lá thối rễ. Lưu ý phun theo các đợt lộc xuân - hè - thu.
Thời kỳ cây nhiễm bệnh (Trị bệnh): Dùng 60-90ml chế phẩm nano đồng oxyclorua loại nồng độ 25.000ppm kết hợp với 40-50ml chế phẩm nano bạc đồng super pha với bình 15-20 lít nước phun đều 2 mặt lá. Phun 2-3 lần liên tiếp tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh. Các lần phun cách nhau 5-7 ngày, thông thường phun 2-3 lần các triệu chứng bệnh sẽ hết. Khi cây khỏi bệnh bà con chuyển sang công thức phun phòng bệnh như hướng dẫn ở trên.
Bệnh nặng nên sử dụng nano bạc đồng super
Phục hồi cây nhiễm bệnh, tăng sức đề kháng cho cây: Dùng 60ml chế phẩm nano đồng oxyclorua loại nồng độ 25.000ppm kết hợp với 40-50ml chế phẩm nano bạc đồng plus + 30ml nano AKH super plus pha với bình 15-20 lít nước phun đều 2 mặt lá.
Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua:
+ Khi phun nên pha chung sẽ mang lại hiệu quả diệt vi khuẩn gây bệnh cao hơn. Khi pha bà con pha nano đồng oxyclorua trước sau đó mới đổ nano bạc đồng vào pha sau, không nên đổ đồng thời 2 loại chế phẩm nano. Ví dụ nếu pha 200 lít nước bà con đổ 1 chai nano đồng oxyclorua vào 200 lít nước sau đó khuấy đều mới cho tiếp nano bạc đồng plus vào khuấy tiếp.
+ Hiện trên thị trường có nhiều loại nano không đạt chuẩn do đó bà con cần lựa chọn mua tại địa chỉ uy tín, chất lượng (đã được kiểm định chất lượng). Ngoài ra bà con cần phân biệt giữa nano bạc đồng plus (dạng hợp kim Ag-Cu) với nano bạc đơn. Dùng nano bạc đơn phun lên lá thường bị oxy hóa nhanh trong điều kiện ánh sáng và không khí ngoài đồng ruộng, hiệu lực diệt nấm khuẩn thấp hơn so với nano hợp kim bạc đồng. Thêm nữa hiệu quả diệt nấm bệnh của nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua phụ thuộc vào kích thước hạt và các kỹ thuật phức tạp để sản xuất ra các hạt nano diệt bệnh. Các hạt nano có kích thước hạt càng nhỏ thì khả năng diệt nấm khuẩn gây bệnh càng mạnh. Chi phí sản xuất ra các hạt nano có kích thước hạt nhỏ bao giờ cũng cao hơn so với hạt nano có kích thước lớn.
Sau đây để bà con hiểu rõ công năng tác dụng của chế phẩm nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua chúng ta cùng tìm hiểu các ưu điểm vượt trội của 2 dòng chế phẩm nano này.
CÔNG DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHẾ PHẨM
NANO ĐỒNG OXYCLORUA VÀ NANO BẠC ĐỒNG PLUS
Nano bạc đồng plus: nồng độ 1600ppm, kích thước hạt 8-12nm
Nano đồng oxyclorua: nồng độ 25.000ppm, kích thước hạt 10 x 30nm
Nano bạc đồng super: nồng độ 2000ppm kết hợp nano Silic siêu hoạt tính 5000ppm (diệt nấm khuẩn mạnh hơn nano bạc đồng plus, cây phục hồi nhanh hơn)
+ Nano đồng oxyclorua, nano bạc đồng plus có khả năng diệt nấm mạnh, diệt vi khuẩn nhanh và hiệu quả. Nano Đồng oxyclorua diệt được hầu hết các nhóm bệnh do nấm gây bệnh trên cây trồng, tại tất cả các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả. Do nano đồng oxyclorua có khả năng sinh ra oxy nguyên tử và clo nguyên tử siêu hoạt tính, chúng có tính oxy hóa cực mạnh và làm tổn thương cấu trúc của tế bào vi khuẩn gây bệnh.
+ Nano Đồng oxyclorua, nano bạc đồng plus không độc hại, không bị bay hơi, khi sử dụng không có mùi sốc khó chịu như các loại thuốc BVTV hóa học độc hại.
+ Nano đồng oxyclorua, nano bạc đồng plus khi sử dụng phun/tưới cho cây trồng không gây độc hại hay ngộ độc cho rễ, thân, lá và đất canh tác. Không gây tồn lưu các chất hóa học trên rau, củ, quả sau thu hoạch.
+ Nano đồng oxyclorua, nano bạc đồng plus Diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh trên cây trồng trên các bộ phận của cây (rễ, thân, lá hoa và quả). Nano bạc đồng có phổ diệt nấm khuẩn rất rộng, tác dụng nhanh, hiệu quả mạnh. Nano bạc đồng plus còn có tác dụng kìm hãm và tiêu diệt quá trình nhân bản của Virus gây bệnh cây (bệnh xoăn lá, khảm lá)..
+ Nano bạc đồng plus diệt nấm khuẩn an toàn và theo một cơ chế đặc thù riêng. Nano bạc đồng plus không gây ra hiện tượng kháng thuốc nên có thể sử dụng thường xuyên qua nhiều mùa vụ mà không cần phải luân phiên thay đổi các thuốc BVTV khác.
+ Nano đồng oxyclorua, nano bạc đồng plus có kích thước vô cùng nhỏ nên chúng có khả năng bám trên kẽ lá, bám trên các mô bệnh trên quả qua đó tiêu diệt rất tốt nấm khuẩn gây bệnh (tiêu diệt nguồn bệnh chỉ trong thời gian ngắn, giảm thiểu rủi ro trong điều kiện thời tiết bất lợi, do sau khi phun 3-6 tiếng nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua đã có khả năng tiêu diệt nấm khuẩn gây bệnh).
+ Ngoài khả năng diệt nấm khuẩn gây bệnh hại cây trồng thì nano bạc đồng plus còn có tác dụng làm tăng cường khả năng hấp thụ ánh sáng cho bộ lá qua đó làm tăng hiệu suất quang hợp của cây trồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản. Quang hợp là quá trình chuyển hóa năng lượng “mặt trời” thành năng lượng hóa học “dự trữ” cần thiết cho tất cả sinh vật trên trái đất. Khi cường độ ánh sáng yếu, khả năng hấp thụ ánh sáng vào lá kém do đó hiệu suất quang hợp bị giảm sút. Nano Bạc làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng qua lá do đó tăng hiệu suất quang hợp.
Như vậy có thể nói nano bạc đồng plus và nano đồng oxclorua đều có khả năng phòng và đặc trị bệnh do nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh hại cây trồng. Tuy nhiên tại sao nên sử dụng kết hợp 2 loại nano Bạc đồng và nano Đồng oxyclorua trong việc phòng và đặc trị nấm khuẩn gây bệnh ???
Khi sử dụng kết hợp nano đồng oxyclorua và nano bạc đồng sẽ mang lại hiệu quả diệt nấm, vi khuẩn toàn diện, thời gian cần để diệt nấm khuẩn được rút ngắn (sẽ ít gặp rủi ro khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi), hiệu suất nắm bắt và diệt nấm, vi khuẩn của các hạt nano tốt hơn rất nhiều so với sử dụng đơn lẻ đồng thời tiết kiệm chi phí sử dụng nano bạc đồng tới 20-30%. Có được điều này là do Nano đồng oxyclorua trong môi trường tự nhiên có khả năng sinh ra Oxy nguyên tử và Clo nguyên tử siêu hoạt tính. Oxy nguyên tử và Clo nguyên tử có tính oxy hóa cực mạnh chúng sẽ làm tổn thương bề mặt ngoài bào tử nấm, tổn thương cấu trúc màng tế bào vi khuẩn và phá vỡ thành tế bào qua đó tạo điều kiện thuận lợi nhất để các hạt nano bạc - đồng xâm nhập và xuyên qua màng vào bên trong cấu trúc của tế bào vi khuẩn. Khi xâm nhập vào nội bào các hạt nano bạc - đồng ức chế quá trình nhân đôi của ADN( hoặc ARN của virus), vô hiệu hóa các enzym quan trọng và làm cho vi khuẩn(virus) không tạo ra được năng lượng duy trì sức sống. Vì thế mà vi khuẩn, nấm, virus sẽ bị tiêu diệt trong thời gian ngắn, không cho chúng có cơ hội phát triển thành dịch bệnh gây hại cây trồng trên diện rộng. Do vậy có thể nói sự kết hợp giữa nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua sẽ tạo ra tính "cộng hưởng" vô cùng lớn, tạo nên sức mạnh diệt nấm khuẩn gây bệnh sâu - rộng và triệt để hơn. Ngoài ra khi sử dụng kết hợp nano bạc đồng plus kết hợp với nano đồng oxyclorua sẽ tiêu diệt được đồng thời bệnh do cả nấm và vi khuẩn gây hại. Đối với cây chanh dây trong cùng một thời điểm có thể bị nhiễm nhiều loại bệnh (bệnh nấm phấn trắng, bệnh đốm mắt cua, bệnh bã trầu do nấm; bệnh đốm dầu do vi khuẩn, bệnh xoăn lá - khảm lá do virus) cho nên việc sử dụng đồng thời hai loại chế phẩm nano trên là giải pháp toàn diện trong phòng trị dịch bệnh triệt để trên chanh dây.
Trong nhiều trường hợp, xét trên một số bệnh do virus gây ra thì sự kết hợp giữa nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua mang lại hiệu quả phòng và trị bệnh do virus gây ra rất hiệu quả do chúng có khả năng ức chế sự nhân lên của ARN virus.
Như vậy có thể nói khi sử dụng nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua mang lại hiệu quả phòng và đặc trị nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh trên cây trồng một cách toàn diện, phổ diệt nấm khuẩn rộng hơn, hiệu quả nhanh và tác dụng mạnh, giảm chi phí công chăm sóc và bảo vệ thực vật.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99 (0835 99 85 99)
Email: nanobacsuper@gmail.com
Viết bình luận: