Mắc ca cũng giống như một số nhóm cây ăn quả thân gỗ khác, thường bị sâu bệnh hại theo mùa vụ. Do đó cần nắm bắt được cơ chế phát sinh, phát triển của sâu bệnh từ đó có giải pháp phòng trị, quản lý sâu bệnh hại tổng hợp. Chuyên đề này tập trung phân loại, thống kê các nhóm sâu bệnh hại trên mắc ca nói chung và mắc ca Tuần Giáo - Điện Biên nói riêng (dựa vào thống kê sâu bệnh hại mắc ca tại Tuần Giáo - Điện Biên từ tháng 10/2017 – tháng 04/2020).

Phần 1: Các nhóm sâu hại phổ biến trên mắc ca và giải pháp phòng trừ hiệu quả

Trong các nhóm sâu hại trên thì mắc ca Tuần Giáo thường bị các nhóm sâu và côn trùng chích hút gây hại như: Rệp sáp, rệp muội, kiến, mối gốc, sâu ăn lá, sâu vẽ bùa, sâu đục thân cành, sâu đục quả, sâu ăn lá, sâu cuốn lá....

Giải pháp phòng trừ và quản lý sâu hại tổng hợp:

Với các nhóm sâu, côn trùng chích hút nên sử dụng luân phiên các sản phẩm thuô trừ sâu phổ rộng (tổng hợp) như:

+ Thuốc trừ sâu Cáo Hoang Super (với thành phần chủ đạo là Chlopyrifos Ethyl, Cypermthrin): sử dụng 16-20ml thuốc pha với bình 20 lít nước, phun dạng sương mù toàn bộ thân lá, tập trung vào các phần đọt non mới phát sinh, cành nhỏ diệt kiến, côn trùng chích hút nói chung, đặc biệt muốn diệt mối gốc nên phun tập trung phần gốc, sát cổ rễ và xung quang bán kính gốc 20-30cm (liều phun mối gốc gấp 1,5 lần so với phun tán lá).

+ Thuốc trừ sâu DIOPHOS 666EC (thành phần cơ bản là Chlopyrifos Ethyl, quinalphos, Deltamethrin): là loại thuốc trừ sâu, côn trùng tổng hợp phổ rộng, nên dùng luân phiên với thuốc Cáo Hoang Super. Dùng 20ml chế phẩm thuốc DIOPHOS pha với bình 20-24 lít nước.

+ Thuốc trừ sâu Tia Sét thế hệ mới (Profenofos, Thiamethoxam, Chlorfluazuron): Diệt các nhóm trích hút phổ rộng (nhện, rệp, rầy, bọ xít muỗi, sâu đục quả, râu róm, ruồi vàng, bọ trĩ...). Sử dụng 15-20ml thuốc Tia Sét pha bình 25 lít phun đều thân lá, tán lá...

Một số lưu ý trước khi sử dụng:

+ Lắc đều chai SP trước khi dùng.

+ Dùng chính xác liều lượng theo khuyến cáo: cần phải có dụng cụ đong và định lượng chính xác thể tích cần sử dụng, không sử dụng quá liều (có thể gây cháy lá non và rụng quả non).

+ Phun theo các đợt lộc non, thời điểm sâu còn non (ấu trùng), phun kép 2 lần, mỗi lần cách 7 ngày. Nên thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm, phun phòng các giai đoạn mẫn cảm (trước thời điểm cây bị sâu hại nặng, không để bùng phát thành dịch).

+ Có thể pha chung với chế phẩm nano Bạc Đồng, nano đồng oxyclorua để phòng trị sâu bệnh tổng hợp. Tuy nhiên trường hợp bệnh nặng nên sử dụng nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua phun riêng với liều cao.

+ Khi pha nhiều loại thuốc trong một bình nên pha loãng từng loại thuốc/chế phẩm trước khi hỗn hợp chung với nhau, pha xong nên phun ngay không để lâu (thuốc có hiệu lực tốt nhất sau khi pha loãng, để lâu sẽ bị oxy hóa hoặc xảy ra các phản ứng thuốc).

Ví dụ: Để phòng trừ sâu bệnh tổng hợp trên mắc ca giai đoạn phát sinh lộc non, sau bón phân. Dùng 16-20ml thuốc Cáo Hoang Super kết hợp 40-50ml nano Bạc Đồng cộng thêm 20-30ml nano Đồng oxyclorua pha với bình 20 lít nước phun đều tán lá, dạng sương mù. Sử dụng liều cao có thể phun phần thân gốc để diệt mối gốc và phòng trị bệnh xì gôm chảy mủ thân gốc do nấm gây ra (xì gôm chảy mủ có thể do nấm Phytophthora gây ra hoặc do bón phân không cân đối làm phá hủy mạch dẫn gây xì mủ gốc, cành...).

Phun phần gốc, xung quanh gốc diệt mối, phòng bệnh xì gôm chảy mủ gốc do nấm phytophthora: Dùng 25-30ml thuốc cáo hoang super kết hợp 60ml nano Đồng Oxyclorua cộng thêm 60ml nano bạc đồng pha bình 16-20 lít nước phun thân gốc diệt mối, xung quanh gốc phần cổ rễ...(lưu ý công thức pha này không sử dụng phun tán lá).

Một số hình ảnh sâu hại, côn trùng chích hút gây hại mắc ca (phổ biến):

Phần 2: Các nhóm bệnh hại phổ biến trên mắc ca và giải pháp phòng trị

Mắc ca thường bị các nhóm bệnh: Thán thư, đốm lá, cháy lá, thối rễ vàng lá, lở cổ rễ, bệnh chổi rồng virus. Sau đây là hình ảnh mô tả các nhóm bệnh trên mắc ca:

Bệnh vàng lá thối rễ, cháy lá do nấm

Xử lý các nhóm cây còi cọc, chậm phát triển, rễ kém phát triển, cây bị bệnh chổi rồng mức độ nhẹ (cây bị nặng nhổ bỏ, tiêu hủy, trồng dặm mới):

Chọn lọc phân nhóm cây theo mức độ sau:

1.Đối với các nhóm cây có bộ rễ phát triển kém, lan tỏa ít, cây còi cọc chậm phát triển, lá nhỏ hẹp:

Dùng 20-30g (1/3 lạng) chế phẩm kích rễ dạng bột kết hợp với 600ml chế phẩm nano AKH super plus cộng thêm 2 lít chế phẩm  Men  Bio EBM pha với 300 lít nước tưới ẩm gốc (phải đảm bảo dung dịch ngấm xuống sâu ít nhất 20-30cm). Tưới định kỳ 7-10 ngày/lần, tưới 3 lần liên tiếp. Song song với tưới gốc cần kiểm soát sâu bệnh trên tán lá (nếu có, phát hiện sớm, phun phòng khi mới ra lộc non, khi cây ra lộc non dùng 1ml nano AKH super plus pha 1,5 lít nước phun lá, 7 ngày/lần).

2.Đối với cây mắc ca nhiễm chồi rồng mức độ nhẹ (cây bị nặng không có khả năng phục hồi nên nhổ bỏ - tiêu hủy và trồng dặm):

- Cắt tỉa các cành nhiễm bệnh, cắt đau

- Tưới gốc: Dùng 30g  chế phẩm kích rễ dạng bột kết hợp với 700-800ml chế phẩm nano AKH super plus cộng thêm 5-6 lít chế phẩm  Men  Bio EBM pha với 300-350 lít nước tưới ẩm gốc, tưới 3 lần, cách nhau 7 -10 ngày/lần. Kết hợp phòng trừ sâu bệnh trên thân lá (theo HD trên). Có thể chọn lọc thí điểm áp dụng thử 50-100 cây tại các đồi có nhiễm bệnh chổi rồng, các đồi có cây bị nhiễm bệnh nên áp dụng ít nhất 20-40 cây để theo dõi đánh giá.

- các cây bị nhiễm nấm bệnh như bạc lá, đốm lá, thán thư, cháy bìa lá có thể áp dụng công thức sau:

+ Tưới ẩm gốc: 15g chất kích rễ dạng bột + 1 lít chế phẩm  Men  Bio EBM  + 300ml chế phẩm nano AKH super plus pha 200-300 lít nước tưới ẩm gốc.

+ Phun lá: Dùng 20ml chế phẩm nano AKH super plus kết hợp 60ml nano bạc đồng cộng thêm 20ml nano đồng oxyclorua pha 20-25 lít nước phun đều tán lá, định kỳ 7-10 ngày/lần.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com