Mắc ca thuộc họ proteacaea, chi Macadamia, có nguồn gốc từ Úc, tên khoa học là Macadamia tetraphylla và Macadamia tegrifolia. Mắc ca mang đặc điểm chung của họ Protaceae là rễ cọc kém phát triển. Về cơ bản Mắc ca có kiểu rễ cụm, các rễ cụm này là các khối rễ con ở bên và hệ lông tơ tạo thành một bề mặt hấp thụ tỏa tròn có tâm là gốc cây. Kiểu rễ này làm cho chúng dễ bị tổn thương bởi nấm phytophthora cinnamomi (gây thối rễ, vàng lá) và ít có sự cộng sinh với nấm, vi sinh vật có ích. Bộ rễ Mắc ca chủ yếu phân bố trong tầng đất 60-80cm trở lại, trong đó 70% tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt (từ 0-30cm). Do đó kỹ thuật chăm sóc, bón phân cho mắc ca cần phải bón đúng kỹ thuật, bón dựa vào tuổi cây, nhu cầu dinh dưỡng của cây. Bón thừa, thiếu hoặc mất cân đối sẽ làm cây còi cọc chậm phát triển, cây thường bị nhiễm nấm bệnh, hiệu suất sử dụng phân bón không cao. Ngoài ra một số giống mắc ca thường xảy ra hiện tượng cháy phiến lá (từ mép lá trở vào) khi gặp nhiệt độ cao kéo dài, độ ẩm không khí thấp.

Sự kết hợp giữa các yếu tố như điều kiện bất thuận tự nhiên, nấm bệnh hại rễ, nghẹt rễ, hàm lượng hữu cơ trong đất thấp, thiếu nước...dẫn đến tình trạng vàng lá, cháy lá, bộ rễ kém phát triển, cây còi cọc, chỉ số diện tích lá tối ưu ở mức thấp, lá nhỏ hẹp,...

Tổng hợp các nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng cây mắc ca còi cọc, chậm phát triển, vàng lá, cháy bìa lá, thối rễ, lá nhỏ hẹp,..

+ Hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp: Hữu cơ trong đất thấp làm cho bộ rễ tơ kém phát triển, đất thiếu oxy (ức chế quá trình hô hấp của bộ rễ), dinh dưỡng và nước từ dưới đất hấp thu kém gây ra hiện tượng phát triển gián đoạn của thân lá trên mặt đất, trong điều kiện này nếu gặp điều kiện nắng nóng kéo dài sẽ làm cháy vàng lá, cháy khô lá, các gân lá suy yếu (vàng), tế bào thịt lá không tổng hợp được diệp lục (dẫn đến vàng lá).

+ Bón phân không cân đối, thừa các yếu tố đa lượng: Bộ rễ mắc ca hầu hết là các rễ tơ phân bố tầng đất 0-30cm, do đó việc bón phân không cân đối, thừa/thiếu dinh dưỡng đều có thể làm cho lá mắc ca bị vàng (nhiều trường hợp lá vàng do ngộ độc cấp tính phân bón).

+ Bộ rễ bị các chủng nấm tấn công (nấm Fusarium spp.,Nấm Pythium sp. và Phytophthora sp.): Nấm bệnh gây hại rễ gây thối rễ, vàng lá, hiệu suất hấp thu dinh dưỡng của bộ rễ kém đi (dinh dưỡng nuôi thân lá giảm sút nghiêm trọng, mất cân đối, gây cháy lá, vàng lá tùy mức độ nặng nhẹ của nấm bệnh).

+ Sự tấn công trực tiếp của nấm trên bộ lá gây đốm lá, cháy khô lá (nấm Colletotrichum).

Tóm lại hiện tượng cháy lá, vàng lá, cây còi cọc chậm phát triển phần lớn do yếu tố bộ rễ bị bệnh do nấm tấn công, bị nghẹt rễ, hàm lượng oxy trong đất thấp đến đến giảm khả năng hút nước và muối khoáng nuôi các bộ phận trên mặt đất. Ngoài ra nấm bệnh tấn công trực tiếp bộ lá gây cháy khô lá, chết diệp lục..

Triệu chứng cây mắc ca bị bệnh, còi cọc chậm phát triển

Khi nhiễm bệnh, lá mắc ca thường bị vàng do diệp lục bị phá hủy, lá nhỏ hẹp dị dạng (vàng thịt lá), bệnh diễn tiến nặng gây cháy khô phiến lá hoàn toàn

Giải pháp khắc phục cháy lá, vàng lá thối rễ mắc ca:

+ Bón phân đa lượng NPK theo nhu cầu cây, bón đúng lượng, đúng kỹ thuật và thời điểm.

+ Hàng năm bón bổ sung phân hữu cơ ủ hoai mục (ít nhất 1 lần, mỗi lần 10-30kg/cây tùy tuổi cây).

+ Chủ động khâu tưới tiêu cho cây (đặc biệt vào mùa khô nóng cần cung cấp đủ nước cho cây, tránh để cây thiếu nước cục bộ trong thời gian dài).

Lưu ý: cần phát hiện sớm triệu chứng để có giái pháp can thiệp phục hồi cây (tỷ lệ phục hồi cây rất cao nếu phát hiện sớm).

Những cây đã bị vàng lá thối rễ, cháy lá cần có các biện pháp tác động như:

+ Cắt tỉa các cành bị vàng lá, tạo cho cây thông thoáng, chỉ giữ lại các cành có bộ lá còn xanh.

+ Dùng 500ml chế phẩm nano AKH super plus pha 200-300 lít nước tưới ẩm gốc (đảm bảo ngấm xuống tầng đất 30-40cm), tưới 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Khi cây bật mầm cành mới dùng 20-30ml nano AKH super plus pha 20 lít phun lá, định kỳ 15 ngày/lần.

+ Xử lý nấm bệnh gây hại trực tiếp bộ lá: Dùng 50ml nano Đồng Oxyclorua kết hợp 50ml nano Bạc Đồng Super pha 20-25 lít phun đều tán lá, phun kỹ 2 mặt lá, phun 2-3 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần.

 

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com