Cây chanh dây hiện nay được trồng phổ biến tại các tỉnh Tây nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông...). Một vài năm trở lại đây chanh dây được bà con ở Sơn La đưa về trồng và mở rộng diện tích qua từng năm. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc, chanh leo thường bị rất nhiều nhóm bệnh, khó kiểm soát, hầu hết bà con rất lúng túng trong quá trình chăm sóc và quản lý bệnh. Các nhóm bệnh phổ biến trên chanh leo như:

+ Bệnh Virus phấn trắng chanh dây (do 2 chủng virus Passion fruit woodiness và Papaya leaf curl virus) gây xoăn vàng lá thể khảm, quả bị dị dạng, bao phủ một lớp hạt phấn trắng trên quả (bà con thường gọi là bệnh virus phấn trắng).

+ Bệnh đốm dầu do vi khuẩn Pseudomonas passiflorae (bệnh dầu loang).

+ Bệnh héo rũ do vi khuẩn Pseudomnas syringae.

+ Bệnh đốm nâu (bã trầu) do nấm Alternaria passiflorae.

+ Bệnh thối hạch (thối nhũn quả) do nấm Sclerotinia sclerotiorum.

+ Bệnh héo rũ do các chủng nấm Fusarium avenaceum, Giberella, baccata, Gibberella saubinetii.

+ Bệnh thối rễ, lở cổ rễ gây vàng lá, rụng lá do các chủng nấm Phytophthora cinnamomi, Phytophthora megasperma, Fusarium...

Bệnh virus phấn trắng chanh leo (khảm lá, chùn đọt)

Trong các nhóm bệnh trên thì có 3 bệnh được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm và thường gặp phổ biến trên cây chanh dây đó là: bệnh phấn trắng virus, bệnh đốm dầu vi khuẩn và bệnh đốm nâu do nấm. Nhóm bệnh này hiện nay đang phát triển mạnh thành dịch, khó kiểm soát tại các tỉnh Tây nguyên nói chung và Sơn La nói riêng với nhiều vườn bị phá hủy hoàn toàn. Đặc biệt tại Sơn La, rất nhiều vườn chanh leo chỉ mới trồng được 20-30 ngày đã bị nhiễm bệnh virus xoăn đọt, khảm lá từ rất sớm, điều này khiến cho nhiều bà con lúng túng trong công tác quản lý dịch bệnh chung trên chanh leo.

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và giải pháp phòng trị bệnh toàn diện trên cây chanh leo (trong phạm vi bài viết này chúng tôi đề cập chủ yếu bệnh virus phấn trắng trên chanh leo).

1.Nguyên nhân, triệu chứng, đặc điểm phát sinh phát triển và giải pháp phòng trị bệnh virus phấn trắng trên cây chanh leo

Nguyên nhân và triệu chứng điển hình của bệnh virus phấn trắng chanh leo

Bệnh virus phấn trắng chanh leo gây hại hầu hết trên tất cả các bộ phận của cây (thân lá, đọt non, quả). Tuy nhiên triệu chứng bệnh biểu hiện chủ yếu trên đọt non và quả. Triệu chứng điển hình của bệnh virus phấn trắng chanh leo là làm cho đọt non xoăn vàng lá dạng thể khảm, đỉnh ngọn không phát triển được. Quả dị dạng, vỏ quả mất màu xanh bóng, bề mặt hơi thô ráp, vỏ quả bị mốc trắng nhìn xa gần giống vỏ quả bưởi, bệnh nặng làm cho lớp phấn trắng (lốm đốm) bên ngoài bao phủ toàn bộ quả. Bệnh virus phấn trắng chanh leo lây lan rất nhanh trong điều kiện có mưa ẩm và côn trùng chích hút, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời bệnh sẽ phát triển thành dịch, khó kiểm soát. Bệnh phấn trắng virus thường ghép với một số bệnh do nấm, khuẩn làm cho trái bị teo nhanh, trái không có ruột hoặc ít ruột. Bệnh virus phấn trắng chanh leo kết hợp với bệnh đốm dầu vi khuẩn làm cho quá trình lây lan diễn ra mạnh hơn, khó trị bệnh hơn (khó kiểm soát, chi phí tốn kém). Qua khảo sát gần đây, chúng tôi thấy rằng phấn lớn các vườn mới trồng đã bị nhiễm virus phấn trắng thể khảm, có những vườn sau khi trồng 20-30 ngày đã nhiễm bệnh nặng. Do đó cần có giải pháp kỹ thuật, tập huấn cho bà con quy trình quản lý bệnh hại tổng hợp cho cây chanh leo ngay từ khâu xử lý đất, xử lý giống trước khi trồng, đồng thời áp dụng các giải pháp phòng bệnh tổng hợp ngay từ giai đoạn sau trồng, giai đoạn phát triển thân lá.

Nguyên nhân gây bệnh virus phấn trắng chanh leo: Bệnh phấn trắng chanh dây do Virus gây ra. Virus tấn công lên lớp vỏ quả, đỉnh ngọn và dây còn non. Virus gây hại toàn bộ các nhóm tế bào vỏ quả làm cho vỏ quả không thể phục hồi và thường có màu trắng xanh bao phủ vỏ quả (nhìn giống da bưởi), quả khô cứng lại, lá vàng, biến dạng, chùn đỉnh ngọn sinh trưởng làm cho cây không phát triển được (dạng xoăn lá thể khảm).

Triệu chứng bệnh phấn trắng virus biểu hiện trên thân lá chanh dây:

+ Cây nhiễm bệnh có thân nhỏ, phát triển không đều, khoảng cách lóng đốt ngắn lại, nhìn chung thân lá chậm phát triển.

+ Trên lá: Các lá non trên ngọn (đỉnh sinh trưởng; chồi non) chuyển màu vàng thể khảm (lá có màu xanh vàng xen kẽ), xoăn ngọn, chùn ngọn, lá co lại biến dạng, đôi khi thấy lá dày lên. Bệnh lây lan và phát triển mạnh nhờ môi giới truyền bệnh là côn trùng chích hút (rệp, rầy, bọ phấn, bọ trĩ, ruồi vàng...). Do đó khi vườn chanh dây nhiễm bệnh virus bà con cần sử dụng thuốc đặc trị các nhóm côn trùng chích hút, hạn chế lây lan thành dịch bệnh.

Triệu chứng bệnh phấn trắng virus biểu hiện trên quả chanh dây:

Bề mặt quả bị bao phủ một lớp phấn trắng nhìn giống vỏ quả bưởi. Bệnh nhẹ vỏ quả thường có màu xanh trắng. Khi bệnh phát triển mạnh các lớp phấn trắng bao phủ toàn bộ quả, quả trở lên khô cứng, dị dạng, hơi teo lại, vỏ quả lồi lõm, bề mặt vỏ quả kém nhẵn bóng hơi thô ráp, nhiều khi thấy trên bê mặt quả có những khối u to nhỏ khác nhau nổi nên bề mặt.

2.Giải pháp phòng và trị bệnh phấn trắng virus hại chanh dây

Giải pháp phòng bệnh phấn trắng virus cho chanh dây (tổng hợp):

Phòng bệnh chủ động bằng cách xử lý đất trước khi trồng: Dùng 500ml nano Bạc đồng super kết hợp 500ml nano Đồng oxyclorua pha với 200 lít nước tưới đều lên đất trước khi trồng, đảm bảo mỗi gốc chanh dây ít nhất 500ml dung dịch hỗn hợp nano đã pha theo công thức trên. Công dụng cơ bản: Tiêu diệt toàn bộ nấm, vi khuẩn có trong đất, phòng trị bệnh nấm rễ, lở cổ rễ, thối rễ, ức chế tuyến trùng phát triển (thành phần trong nano đồng oxyclorua). Nếu có điều kiện nên tưới xử lý 2 lần trước khi trồng, cách nhau 2-4 ngày/lần. Ngoài ra nên áp dụng phun xử lý giống cây con trước khi trồng (50ml nano Bạc Đồng super kết hợp 40ml nano đồng oxyclorua pha 10 lít nước phun dạng sương mù lên toàn bộ thân lá cây con).

Thực hiện các biện pháp bón phân hợp lý, cân đối: Bón phân cân đối đẩy đủ, bón gốc phân hữu cơ hoai mục có ủ nấm đối kháng. Trong quá trình bón phân cho cây ngoài việc bón gốc bà con nên phun chế phẩm nano AKH super plus qua lá cho cây, định kỳ 7 -10 ngày/lần.  Do chanh dây sai quả nên việc thiếu hụt và mất cân đối dinh dưỡng thường xuyên xảy ra. Đặc biệt theo Trung Tâm Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nanotech đã nghiên cứu, khi phun chế phẩm Nano silic qua lá trong thời kỳ cây đang phát triển giúp cây chanh dây kháng bệnh nấm phấn trắng rất tốt, định kỳ phun 7-10 ngày nano silic một lần sẽ giúp giảm 80-90% tỷ lệ nhiễm bệnh trên thân lá và trái. Thực tế nghiên cứu cho thấy nano silic làm giảm và ức chế quá trình phát triển của bào tử nấm gây bệnh. Kết hợp giữa nano silic và nano canxi phun qua lá giúp chất lượng quả nâng cao đáng kể (hạn chế nấm bệnh xâm nhiễm, tăng sức đề kháng của cây, vỏ quả ổn định, tăng độ cứng cho quả).

Tưới tiêu nước cho chanh dây kịp thời: Chanh dây mang nhiều quả và thân lá cho nên hệ số thoát hơi nước rất lớn do đó bà con thường xuyên kiểm tra vườn thường xuyên và cung cấp đủ ẩm cho bộ rễ phát triển (độ ẩm xung quanh vùng rễ khoảng 65-75%). Trung bình một cây chanh dây đang mang hoa, quả cần 12-18 lít nước/ngày đêm (trong điều kiện không mưa, nhiệt độ không khí 28-32oC, độ ẩm không khí 60-70%). Nếu chanh dây bị thiếu ẩm thường xuyên làm cho cây phát triển chậm, khả năng hòa tan dinh dưỡng trong đất kém, cây yếu thường phát sinh nhiều nấm bệnh. Tuy nhiên bà con cũng cần lưu ý trong điều kiện mưa nhiều vào mùa mưa, độ ẩm đất bão hòa sẽ là điều kiện thuận lợi để tuyến trùng, nấm bệnh phát triển gây bệnh thối rễ, lở cổ rễ (nấm Phytophthora sp. Và Fusarium sp.). Do đó vào mùa mưa cần tiêu nước nhanh, không để cây bị ứ đọng nước quá 12-24 tiếng. Khi độ ẩm bão hòa liên tục trong thời gian dài sẽ làm cho lượng oxy trong đất bị thiếu hụt nghiêm trọng, đất thiếu oxy sẽ làm cho cây bị ngẹt rễ, thối rễ, vàng lá, bệnh héo quả sẽ phát sinh mạnh khó kiểm soát. Vì vậy để làm tăng sức đề kháng cho bộ rễ, ngăn chặn hiện tượng thối rễ bà con cần chú ý bón phân hữu cơ đã ủ hoai mục với nấm đối kháng bón định kỳ cho cây 2-4 tháng/lần (lưu ý vào mùa mưa không nên bón phân hữu cơ mà phải bón trước đó ít nhất 1-2 tháng).

Chủ động quản lý các nhóm côn trùng chích hút: Phun phòng và trị các nhóm côn trùng chích hút (Rệp, rầy, bọ trĩ, bọ phấn, ruồi vàng đục quả...).

Tăng cường ngăn chặn từ xa quá trình xâm nhiễm của virus vào cây: Sử dụng chế phẩm nano bạc đồng plus/super và nano đồng oxyclorua phòng bệnh cho cây chanh dây(tiêu diệt và ức chế quá trình phát sinh, phát triển của virus ngay từ khi chúng chưa xâm nhiễm vào các đọt non).

Chế phẩm nano bạc đồng plus/super và nano đồng oxyclorua tiêu diệt hầu hết các nhóm nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh trên cây chanh leo (bệnh héo vàng, bệnh đốm dầu bã trầu, bệnh thối rễ, thối nhũn quả, bệnh virus phấn trắng...). Đặc biệt sự kết hợp giữa nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua tạo nên tính cộng hưởng diệt virus cực mạnh, kìm hãm virus không cho chúng phát triển lây lan thành dịch.

Đặc trị bệnh virus phấn trắng trên cây chanh leo (cây con, cây dưới 3 tháng tuổi): Dùng 60-80ml chế phẩm nano Bạc Đồng Super kết hợp 50-60ml chế phẩm nano đồng oxyclorua + 40-50ml nano Silic SiO2 pha với bình 15-20 lít nước phun đều thân lá, định kỳ 7-10 ngày/lần. Có thể sử dụng nano AKH super plus tưới gốc, mỗi chai pha 400 lít tưới 300-400 cây, định kỳ 15-20 ngày/lần.

Phòng bệnh tổng hợp trên cây chanh dây ứng dụng công nghệ nano tiên tiến nhất:

Phun qua thân lá: Dùng 500ml chế phẩm nano bạc đồng super kết hợp với 500ml nano đồng oxyclorua 29.000ppm pha với bình 200-300 lít nước phun đều một lượt qua thân lá, quả. Định kỳ 7-10 ngày phun một lần (tùy điều kiện thời tiết).

Tưới gốc phòng bệnh thối rễ tơ, vàng lá, giảm hiện tượng héo rụng quả:

Dùng 700ml nano đồng oxyclorua kết hợp với 500ml nano bạc đồng plus pha với 200-300 lít nước, mỗi gốc chanh dây tưới 1-2 lít dung dịch chế phẩm nano đã pha, định kỳ 30-45 ngày tưới một lần.

Giải pháp đặc trị bệnh phấn trắng virus trên cây chanh dây ứng dụng công nghệ nano(cây 3 tháng tuổi trở đi):

Thời kỳ cây chanh dây bị nhiễm bệnh phấn trắng (đã thấy xuất hiện triệu chứng bệnh như vỏ trái bị mốc trắng, lá xoăn vàng, dị dạng). Sử dụng chế phẩm nano bạc đồng super và nano đồng oxyclorua theo hướng dẫn sau đây:

Trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ: Dùng 500ml chế phẩm nano bạc đồng super kết hợp với 500ml nano đồng oxyclorua pha với 150-200 lít nước phun đều một lượt qua thân lá, định kỳ 3-5-7 ngày phun 1 lần, phun liên tiếp 2-4 lần.

Trường hợp bệnh nặng: Dùng 500ml chế phẩm nano bạc đồng plus kết hợp với 500ml chế phẩm nano bạc đồng super và 500ml chế phẩm nano đồng oxyclorua pha với 180-200 lít phun đều một lượt bao phủ toàn bộ thân lá. Định kỳ 3-5 ngày phun một lần, phun 2-4 lần liên tiếp(sau mỗi lần phun triệu chứng bệnh virus phấn trắng giảm dần). Sau khi vườn chanh dây khỏi bệnh nên chuyển qua công thức phòng bệnh.

Lưu ý: Phun theo các công thức trên sẽ trị được cả bệnh đốm nâu, bệnh thối quả, bệnh mắt cua, bệnh đốm dầu bã trầu do vi khuẩn...

Nano bạc đồng super chuyên dùng đặc trị virus chanh dây(đặc biệt khi kết hợp nano đồng oxyclorua):Nano bạc đồng super có nồng độ cao (2300ppm) kết hợp thêm nano silic siêu hoạt tính (5000ppm) tạo nên tính cộng hưởng  diệt khuẩn và virus cực mạnh, chống kháng thuốc - chống tái nhiễm hệnh

Đối với vườn chanh dây chậm phát triển, nhiễm bệnh do virus bà con nên kết hợp phun chế phẩm nano AKH super plus. Chế phẩm giúp cây phục hồi bệnh nhanh hơn, tăng cường sức đề kháng, chống tái nhiễm bệnh. Dùng 20ml chế phẩm nano AKH super plus pha với bình 15 lít nước phun đều 2 mặt lá, định kỳ 10-15 ngày phun một lần, có thể kết hợp với tưới gốc cho hiệu quả tối ưu.

Cần phân biệt nano Bạc với nano Bạc Đồng hợp kim, nano bạc đồng hợp kim có khả năng ức chế và tiêu diệt virus mạnh hơn so với nano bạc đơn chất.

Thực hiện đúng quy trình phòng trị bệnh như hướng dẫn trên, thường xuyên thăm vườn, phát hiện sớm triệu chứng bệnh để có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời sẽ khống chế tốt bệnh virus phấn trắng trong thời gian 15-30 ngày, tùy mức độ nhiễm bệnh và điều kiện thời tiết.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com