Sương giá, sương muối, biên độ nhiệt ngày-đêm chênh cao sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra hiện tượng “bỏng lạnh, sốc nhiệt” - táp phiến lá non, lá bánh tẻ, các bộ phận còn non. MC dưới 6-8 tháng tuổi sẽ bị tỷ lệ cao, khi cây lớn dần tỷ lệ này sẽ thấp hơn (trừ trường hợp thời tiết quá cực đoan, nhiệt độ 0-3oC).

Các bộ phận còn non thường tích trữ nước nhiều do đó Khi nhiệt độ ban đêm xuống thấp thể tích nước trong tế bào tăng lên đột ngột (đặc biệt khi có sương muối) làm vỡ các mô tế bào, bộ phận càng non, càng chứa nhiều nước thì tỷ lệ tổn thương lạnh ko phục hồi diễn ra càng mạnh. Chính vì vậy tại 1 số tỉnh TB, ĐB cần áp dụng các biện pháp tổng hợp sau:

Thứ nhất: Chủ động chuẩn bị đất trước khi trồng, sau đó lên kế hoạch trồng từ tháng 4-5, chăm sóc cây phát triển cân đối ngay từ giai đoạn đầu, thúc rễ phát triển khỏe mạnh (bộ rễ ăn càng sâu, càng rộng thì khả năng chống úng, chống hạn, chống lạnh càng tốt). Tranh thủ thời gian từ tháng 5-10 chăm sóc cây sao cho tạo được các đợt cành cấp 1-2 phát triển cân đối, thành thục nhanh (các cành c1-2 nhanh hóa gỗ). Tuyệt đối ko  đc trồng quá muộn vào thời điểm gần cuối năm, bởi mắc ca sau khi đặt cây, bộ rễ thoát bầu chậm, giai đoạn đầu chậm phát triển, nếu trồng muộn gặp thời tiết lạnh sâu đa phần sẽ bị đứng cây, cây rất chậm phát triển (so với các cây ăn quả thân gỗ khác, giai đoạn sau khi trồng mắc ca thg chậm phát triển hơn nên cần có chế độ, kế hoạch chăm sóc chủ động từ nước tưới đến phân bón).

Lưu ý chung: khâu chuẩn bị đất, đào hố, bón phân lót cần phải đúng kỹ thuật, phù hợp với điều kiện và tính chất lý hóa sinh của đất (ko áp dụng máy móc). Làm sai từ khâu này sẽ gây lãng phí và sẽ pải sửa sai ở giai đoạn chăm sóc sau trồng ( làm sai kỹ thuật từ giai đoạn đầu từ khâu chuẩn bị đất, đào hố, bón lót, kỹ thuật trồng cây, chế độ nc tưới, kỹ thuật chăm sóc bón phân sai, ko pù hợp sẽ đều pải trả giá bằng “thời gian và tiền” (tốn kém chi phí đầu vào và kéo dài giai đoạn kiến thiết).

Thứ hai: cải tạo đất, nâng cao hàm lượng hữu cơ trong đất (thông qua việc bón phân lót hố trc trồng và chăm sóc cây giai đoạn sau trồng 1-1,5 tháng trở đi).

Thứ ba: Chủ động khâu nước tưới, không để cây bị khô hạn, bổ sung nước tưới liên tục – định kỳ với độ ẩm đất vừa phải (tất nhiên cũng ko để cây quá thừa ẩm), quá trình bón phân tưới nước cần bón/tưới nhử rễ, tránh bị bó rễ. Bộ rễ phát triển khỏe, ăn sâu rộng sẽ tăng sức đề kháng và chống chịu cho cây.

Thứ tư: Vấn đề dinh dưỡng cho cây. Giai đoạn đầu sau trồng nên bón thúc lộc cành c1-2 bằng loại phân có tỷ lệ NPK = 2-1,5-1 (hoặc 2-2-1) + TE và chế độ phân Hữu cơ hợp lý. Đến giai đoạn tháng 8-10 nên chuyển sang NPK tỷ lệ 1-1-1 + TE, lúc này vẫn pải tưới nước cho cây nhưng cần giảm dần so với Tháng 4-7(giảm từ từ, nhưng ko để thiếu nước). Cố gắng bổ sung thêm trung vi lượng trong phân bón (Ca, Mg, Zn, B, Mo, Si, Fe, Cu đặc biệt hệ Ca-Mg-Si giúp cây chống lạnh rất tốt).

https://chuyengianongnghiep.com/ky-thuat-trong-va-cham-soc-mac-ca-giai-doan-kien-thiet-co-ban

Nhìn chung 1 số tỉnh TB, ĐB có những năm thời tiết cực đoan (lạnh sâu, lạnh sớm) sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của mắc ca. Do đó chúng ta cần chăm sóc, định hướng theo kiểu thích ứng dần  và phù hợp với biến đổi khí hậu thời tiết, chấp nhận đưa cây vào trạng thái “nghỉ dưỡng – chậm PT” ở giai đoạn cuối năm khi nhiệt độ xuống thấp để giúp cây vượt qua đk thời tiết cực đoan. Nếu chúng ta có kế hoạch chăm sóc rõ ràng, liên tục, chủ động thì tỷ lệ cây bị sốc nhiệt do lạnh sẽ rất thấp. Những cây bị “bỏng lạnh” đa phần rơi vào các cây bị yếu sức sinh trưởng, bộ rễ phát triển nông, kém phát triển. Các cây MC yếu kém thường ra đọt non theo kiểu bất quy tắc, đọt nhỏ yếu, ra nhiều đợt, khó kiểm soát và định hướng (do sức sinh trưởng ko vượt trội).

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com