Do đặc tính sinh lý của cây ăn quả nói chung, trong thời kỳ ra hoa đậu quả thông thường khi cây vừa tắt hoa, quả non hình thành, lúc này cây cần lượng dinh dưỡng cân đối và đầy đủ để nuôi quả non. Thời kỳ này cây thường có xu hướng tự bảo vệ, giữ sức sinh trưởng của cây bằng cách rụng bớt một phần quả non trên cây. Hiện tượng này gọi chung là rụng quả sinh lý trên vải, nhãn. Hầu hết cây ăn quả thân gỗ như nhãn, vải, cây có múi đều có hiện tượng rụng sinh lý. Tuy nhiên mức độ và tỷ lệ rụng thời kỳ quả non là khác nhau tùy nhóm cây ăn quả, tùy điều kiện thời tiết.

Về cơ bản hiện tượng rụng quả non sau giai đoạn tắt hoa thường do nhiều nguyên nhân: Mất cân đối dinh dưỡng, cây bị sâu bệnh gây hại trực tiếp chùm quả non. Tuy nhiên sau mỗi trận mưa hiện tượng rụng quả non xảy ra mạnh mẽ hơn, điều này là do sự ảnh hưởng của nước mưa (cụ thể là mưa acid) kết hợp với nấm khuẩn gây bệnh.

Tác hại của mưa axít đối với cây ăn quả trong thời kỳ ra hoa đậu quả non:

Do hoạt động sản xuất của con người gây nên ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí do đó trong không khí có nhiều khí độc như sunfua dioxit (SO2), nitơ dioxit (NO2)...các dạng khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành axít sunfuric (H2SO4) và axít HNO3. Khi trời mưa các dạng axít độc hại này hòa tan vào nước mưa làm cho độ pH của nước mưa giảm gây ảnh hưởng trực tiếp cây trồng đặc biệt hàm lượng axít trong nước mưa cao vào đúng thời kỳ cây ra hoa đậu quả sẽ gây ra các tác hại đáng kể. Các tác hại của mưa axít đối với bưởi trong thời kỳ ra hoa đâu quả là: 

+ Làm cháy hoa, suy giảm chức năng sinh lý của hạt phấn và nhụy cái.

+ Hạn chế khả năng thụ phấn, thụ tinh, giảm tỷ lệ đậu quả.

+ Hàm lượng axít cao sẽ làm cháy quả non, gây ra hiện tượng rụng quả hàng loạt. Nếu bị nấm khuẩn gây bệnh kết hợp thì hiện tượng rụng quả non rất khó kiểm soát.

+ Mưa axít thúc đẩy quá trình hình thành tầng rời cuống hoa và quả non qua đó đẩy mạnh quá trình rụng hoa và quả non.

+ Ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của bộ lá do mưa axít ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến bộ lá.

+ Làm chậm quá trình phát triển của quả non, gây rụng quả non hàng loạt.

Ở một số cây ăn quả, mưa ẩm còn kích thích phát triển mầm chồi dinh dưỡng, gây ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng và rụng quả non hàng loạt (cam, bưởi, bơ…). Độ ẩm cao, bão hòa trong đất còn làm lượng oxy trong đất giảm mạnh khiến cho hoạt động hô hấp của rễ bị ảnh hưởng, dinh dưỡng vận chuyển lên các bộ phận trên mặt đất (quả non) bị hạn chế do vậy quả non bị rụng đáng kể.

Ngoài ra mưa acid làm cho Canxi trong tế bào tầng rời giảm mạnh (chúng bị hòa tan, bị di chuyển thành những ion linh động). Mà Canxi là một nguyên tố dinh dưỡng trung lượng quan trọng cần bổ sung và không thể thiếu ở thời kỳ ra hoa đậu quả đối với bất kỳ cây ăn quả thân gỗ nào. Theo các nhà khoa học Canxi (Ca) được xem là một chất keo “xi măng” liên kết chặt chẽ các tế bào tầng rời khiến chúng trở lên bền vững hơn. Do vậy ở thời kỳ phân hóa mầm hoa đến đậu quả non nhà vườn cần phải chú ý bổ sung hàm lượng Canxi dễ tiêu cho cây. Đa số các đạng canxi hiện nay trên thị trường được bán dưới dạng phân bón lá có hỗn hợp với một số thành phần trung, vi lượng khác tuy nhiên các dạng canxi này hầu hết tồn tại dưới dạng ion (Ca2+ - dạng muối tan), khi phun qua lá các cation Ca2+ này thường bị kết tủa ở dạng không tan, khó hấp thu ngay tại bề mặt lá (chúng chuyển thành dạng CaCO3).

Ca2+ + CO32- => CaCO3(dạng không tan, khó hấp thu)

(CO32- được axít phân ly tạo thành, hơi nước càng nhiều lượng CO32-  sinh ra càng lớn)

Như vậy có thể nói sau mỗi trận mưa lớn (mưa axít) thường gây nên hiện tượng rụng quả non hàng loạt trên nhãn vải nói riêng và cây ăn quả thân gỗ nói chung.

Mưa axít và nấm bệnh gây hại cây có múi

nano Canxi super chống rụng quả và chống mưa axít trên cây ăn quả nói chung

Giải pháp chống mưa axít, chống rụng quả non trên nhãn vải và cây ăn quả nói chung:

Trước mưa hoặc sau mưa nhà vườn nên sử dụng nano canxi, nano canxi cacbonate phun đều mặt lá, chùm quả. Cụ thể: nhà vườn dùng 50ml chế phẩm nano canxi super (có thành phần nano canxi cacbonat) pha với bình 20 lít nước phun đều tán lá, chùm quả, phun 2 lần, cách nhau 5 ngày/lần. Do mưa ẩm nên có thể thời kỳ này xuất hiện nấm khuẩn gây bệnh do đó nên phun thêm chế phẩm nano bạc đồng super.

Nano canxi super vừa bổ sung canxi dễ tiêu, vừa có khả năng trung hòa mưa acid làm giảm hiện tượng acid hóa gây hại hoa và quả non. Nano – canxi cacbonate có hoạt tính hóa học cao nên dễ phản ứng để trung hòa axit ngay cả ở môi trường axit yếu pH = 5-6. Nano canxi cacbonate sử dụng trong phân bón lá làm tăng hiệu suất của quá trình quang hợp và bổ sung canxi qua bộ lá của cây. Khi ở kích thước nano mét (70nm) các hạt Nano-CaCO3 bám vào kẽ lá và phân hủy trong môi trường khí CO2 (H2CO3) tự nhiên đồng thời giải phóng khí CO2 tăng đến 40% tại kẽ lá tạo ra nguồn nguyên liệu (CO2) dồi dào cho quá trình quang hợp và bổ sung canxi cho cây trồng:

    Nano-CaCO3  +  H2CO3 = Ca+2  +  2CO2↑  +  H2O (phản ứng trung hòa axít)

Ở quá trình trên Canxi (Ca+2 )sinh ra sẽ bổ sung trực tiếp cho cây qua bộ lá giúp cuống hoa, cuống quả trở lên dai và bền vững hơn (chống rụng hoa, quả non), đồng thời khí CO2↑ sinh ra sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho quá trình quang hợp thúc quả phát triển mạnh.

Lưu ý: Để đạt hiệu quả cao và toàn diện trong việc chống rụng hoa và quả non do nấm khuẩn gây bệnh nhà vườn nên kết hợp sử dụng chế phẩm nano Bạc đồng và Nano oxyclorua đồng cho hiệu quả tối ưu.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com