Tại 1 số tỉnh thuộc Đông Bắc, thời kỳ hoa rộ - đậu quả non có thể gặp điều kiện thời tiết bất lợi - ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ phấn, thụ tinh hình thành quả non. Qua nghiên cứu thực tiễn, đã ghi nhận, ngay cả quá trình thụ phấn – thụ tinh hình thành sau 1-3 ngày mặc dù quả non đã hình thành tuy nhiên nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi vẫn sẽ xảy ra tình trạng rụng quả non hàng loạt, khó kiểm soát, có thể dẫn đến thất thu hoặc giảm năng suất. Xuất phát từ thực tế, chúng ta cần lên ý tưởng, xác định các nhóm nguyên nhân gây rụng quả non và đề xuất các giải pháp khắc phục.

Hình ảnh thực tế trong quá trình khảo sát các tác động tiêu cực của thời tiết đến tỷ lệ đậu quả trên mắc ca:

Mưa phùn ẩm, nấm bệnh gây hại mắc ca

Điều kiện thời tiết mưa phùn ẩm kéo dài, lạnh sâu ảnh hưởng như thế nào đến thời kỳ ra hoa đậu quả trên mắc ca ?

Điều kiện thời tiết bất lợi tại 1 số tỉnh ĐB thường trùng vào đúng thời điểm ra hoa đậu quả của mắc ca như: Mưa phùn ẩm kéo dài, trong nước mưa thời điểm này thường có hàm lượng acid được hình thành trong tự nhiên liên tục ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn và đậu quả. Trong điều kiện mưa ẩm, rất dễ phát sinh, phát triển nấm bệnh gây hại hoa, quả non, cuống quả non. Mắc ca thời kỳ hoa rộ, quả non rất dễ mẫn cảm với các thuốc trừ sâu+bệnh hoá học, cho nên nếu phun thời điểm này ít nhiều sẽ gây ngộ độc, làm rụng quả non. Đặc biệt các thuốc trừ côn trùng chích hút hầu hết là xông hơi nên rất dễ gây ngộ độc cho hoa và quả non, ảnh hưởng đến sức sống của hạt phấn. Một vấn đề nữa là quả non được hình thành từ quá trình tự thụ phấn thì tỷ lệ rụng sinh lý sẽ cao hơn nhiều so với quả non được hình thành từ thụ phấn chéo, kể cả độ lớn quả giai đoạn đầu cũng tốt hơn(giai đoạn sau thụ tinh 24h). Khi có mưa ẩm, mưa acid hạt phấn bị bết dính, lớp bám dính(bẫy hạt phấn) ở phần đầu nhuỵ cái giảm tác dụng làm cho tỷ lệ thụ phấn chéo tổng thể giảm đáng kể. Chưa kể ngay cả khi thụ phấn đc (hạt phấn đã rơi/tiếp xúc trên đầu vòi nhuỵ cái) – thì quá trình hoàn tất thụ tinh sau đó diễn ra trong thời gian 10-18h mới hình thành phôi(phụ thuộc vào nhiệt độ). Vì vậy khi gặp đk thời tiết lạnh sâu, mưa kéo dài sẽ làm chậm quá trình thụ tinh hình thành quả non. Nói cách khác mặc dù thụ phấn đc nhưng thụ tinh ko hoàn thành thì cũng ko tạo ra quả non (nhiệt độ quá thấp, kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh thành công, nói cách khác là tỷ lệ đậu quả). Điều đặc trưng cơ bản nữa vào mùa này đó là độ ẩm không khí khá cao, diễn ra liên tục kết hợp mưa phùn sẽ là cơ chế hình thành nên acid tự nhiên (H+). Ngay bên trong tán cây, nếu độ ẩm không khí cao, điều kiện thiếu ánh sáng(AS yếu) thì khí CO2 kết hợp hơi ẩm (hơi nước) hình thành lên H2CO3, H2CO3 là acid yếu nên phân ly thành H+ và CO32-. Tuy là acid yếu nhưng nó đc hình thành liên tục trong điều kiện mưa ẩm hoặc độ ẩm ko khí cao sẽ tạo ra hệ quả tiêu cực: ảnh hưởng đến chức năng hạt phấn, tỷ lệ đậu quả, tỷ lệ duy trì sức sinh trưởng của quả non(quả non chậm lớn cũng rụng). Một vấn đề khác nữa đó là khi hạt phấn chín, gặp mưa ẩm liên tục thì hầu hết nó sẽ bị chết trong thời gian ngắn, làm giảm tỷ lệ đậu quả. Trong điều kiện thuận lợi, hạt phấn sau khi thoát ra khỏi bao phấn có thể sống tốt và thực hiện chức năng thụ phấn trong thời gian 15-18h. Nếu gặp mưa ẩm, mưa acid hạt phấn giảm chức năng và chỉ sống đc trung bình 3-6h.

Các tác động tiêu cực của thời tiết bất lợi kết hợp nấm bệnh khiến cho hoa và quả non mắc ca rụng hàng loạt

Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi: vậy thời kỳ ra hoa đậu quả non có thể phun các dòng SP canxi-bo để chống rụng quả, tăng tỷ lệ đậu được hay không ?

Vấn đề dinh dưỡng cho mắc ca cần kết hợp cả phân gốc và phân qua lá (cân đối, phù hợp). Dinh dương trung vi lượng nói chung (trong đó có Ca.Bo) đều rất cần cho cây thời kỳ ra hoa đậu quả. Tuy nhiên cần phun liều lượng bao nhiêu, dạng nào phải nghiên cứu. Nếu thừa, mất cân đối vẫn có thể gây ngộ độc và làm rụng quả non (mắc ca rất mẫn cảm với các loại chế phẩm thuốc, phân bón lá thời kỳ hoa rộ, quả non). Lá mắc ca có sự phân bố khí khổng và thuỷ khổng với mật độ khác nhau ở 2 mặt lá, thường mặt lá trên có lớp cutin cực dày để bảo vệ lá (hấp thu dinh dưỡng kém và chậm), mặt dưới tỷ lệ hấp thu dinh dưỡng qua lá cao hơn 3-4 lần mặt trên của lá do khí khổng và thuỷ khổng có tỷ lệ cao hơn). Do đó khi phun phân bón lá nên phun đều 2 mặt lá, tuy nhiên cần tập trung nhiều mặt dưới lá (phun ngược). Đối với dạng dinh dưỡng, không phải dạng nào cũng hấp thu với hiệu suất như nhau. Chẳng hạn đối với nguyên tố Bo, cây trồng nói chung, mắc ca nói riêng có thể hấp thu ở cả 3 dạng: B4O27-, HBO32- và BO33-. Tuy nhiên dạng thứ 1 là dạng dễ hấp thu qua lá nhất. Tương tự Ca cũng vậy cần bổ sung dạng Ca dễ tiêu, dễ hấp thu, đặc biệt tránh Ca có gốc NO3- ((Ca(NO3)2), Dư lượng gốc NO3- có thể gây rụng quả non. Ngoài ra thời điểm trước khi phân hoá mầm hoa cần phải bón phân cân đối, kết hợp chế độ nước tưới phù hợp cho cây (từ thời điểm phân hoá mầm hoa). Việc lạm dụng phân bón hoá học và bón thừa, không cân đối có thể ảnh hưởng gián tiếp đến tỷ lệ đậu quả non. Chẳng hạn: Bón thừa vôi có thể làm giảm hoạt độ của Bo do hình thành các bề mặt mới của các khoáng oxide hấp phụ Bo hoặc bón thừa K có thể làm giảm khả năng hữu dụng của Bo,…nhìn chung thời điểm cây phân hoá mầm hoa đến hình thành quả non, phát triển quả non cây rất cần các nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng đặc biệt là Ca, Mg, Si, Bo, Zn. Bo đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hạt phấn và thụ phấn hình thành hạt, thiếu Bo có thể làm cho chùm hoa bị uốn móc dị dạng, chùm hoa ngắn và nhỏ, có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng quả non giai đoạn đầu.Ngoài ra còn ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ chất hữu cơ về quả.

Đề xuất nghiên cứu các giải pháp khắc phục:

Một là: Xây dựng quy trình chuẩn về bón phân cho mắc ca kinh doanh phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây qua từng thời kỳ qua đó nâng cao năng suất, chất lượng hạt mắc ca đồng thời tối ưu chi phí đầu vào (phân bón và thuốc BVTV). Kết hợp xây dựng nhu cầu nước tưới của cây từ thời kỳ phân hoá mầm hoa (không để cây thiếu nước, thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón và cấu trúc hoa, chức năng sinh lý của hoa,…)

Hai là: Nghiên cứu các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của mưa phùn ẩm kéo dài trong đó xác định mức độ ảnh hưởng mưa acid của từng vùng từ đó đưa ra khuyến cáo kỹ thuật cho bà con.

Ba là: Nghiên cứu giải pháp phòng trị sâu bệnh tổng hợp trên mắc ca giai đoạn ra hoa đậu quả non.

Tư vấn kỹ thuật, giải pháp ứng dụng công nghệ nano sinh học trên cây mắc ca

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: chuyengianongnghiep24h@gmail.com